Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, thường được gọi ngắn gọn là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có trụ sở ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và hiện đang chơi ở V.League 1, hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam. Sân nhà của họ là sân vận động Pleiku.
Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, thường được gọi ngắn gọn là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có trụ sở ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và hiện đang chơi ở V.League 1, hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam. Sân nhà của họ là sân vận động Pleiku.
Các huấn luyện viên trưởng của LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam là một đội bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, có trụ sở ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, nước Việt Nam.
Sân nhà của câu lạc bộ là Sân vận động Tam Kỳ, có sức chứa khoảng 16.000 chỗ ngồi.
Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam (tiền thân là: Đội bóng đá Công nhân Quảng Nam - Đà Nẵng), sau đó đổi tên là Đội bóng đá Quảng Nam - Đà Nẵng. Vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, Quảng Nam - Đà Nẵng là một câu lạc bộ cực kì mạnh và đáng gờm vào thời điểm đó. Sau đó, khi tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (Quảng Đà) năm 1997 thì Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam được tách ra riêng và thành lập một câu lạc bộ riêng. Năm 2003, đội giành ngôi Á quân giải Hạng Nhì và lên chơi ở Hang Nhất, tuy nhiên Quảng Nam đã trở lại Hạng Nhì sau mùa bóng 2007. Năm 2008, đội bóng đoạt chức vô địch Hạng Nhì và giành quyền lên thi đấu tại Giải hạng Nhất Quốc gia 2009. Mùa giải 2013, đội chính thức giành vé thăng hạng V.League 2014 sau khi giành chức vô địch hạng nhất quốc gia.[1] Chỉ sau ba mùa giải, Quảng Nam đã có chức vô địch quốc gia đầu tiên trong lịch sử của đội bóng, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh. Tuy nhiên, Quảng Nam sau đó phải nhường suất dự AFC Cup 2018 cho FLC Thanh Hóa do không đáp ứng các tiêu chí từ AFC về hệ thống cơ sở vật chất và hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ.[2]
Tại Cúp Quốc gia, Quảng Nam cũng 2 lần liên tiếp giành huy chương đồng vào các năm 2016 và 2017, đạt ngôi Á quân năm 2019, cùng với đó là chức vô địch Siêu cúp quốc gia năm 2017.
Năm 2020, sau một mùa giải thất bại, Quảng Nam buộc phải xuống chơi tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2021. Ngay sau đó, câu lạc bộ hạ quyết tâm trở lại V.League 1 2022 bằng một sự đầu tư rất lớn. Theo đề án phát triển đội bóng, Quảng Nam trong 3 năm phải trở lại hạng chuyên nghiệp, sớm nhất là ngay trong năm 2021.[3]
Trải qua các mùa giải, câu lạc bộ lần lượt mang tên Nhựa Hoa Sen Quảng Nam, Quảng Nam Xuân Thành, Bảo hiểm Thái Sơn Quảng Nam. Ngày 26 tháng 12 năm 2011, câu lạc bộ được đổi tên thành QNK Quảng Nam sau khi được Công ty Cổ phần đầu tư QNK tài trợ. Đến ngày 29 tháng 12 năm 2016, đội bóng chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam như hiện nay.[4][5]
Năm 2023, câu lạc bộ đã vô địch V.League 2 2023 khi hơn câu lạc bộ PVF-CAND về hiệu số bàn thắng và được thăng hạng lên V.League 1 2023–24. Nhưng sau khi thăng hạng, vì sân vận động Tam Kỳ không đủ tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng nên đội chuyển đến sân vận động Hòa Xuân, sân nhà của câu lạc bộ SHB Đà Nẵng vừa mới xuống hạng làm sân nhà tạm thời.
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
Các huấn luyện viên trưởng của Quảng Nam
Giải bóng đá hạng Nhì Việt Nam:
Giải bóng đá hạng Nhất Việt Nam:
Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
Siêu cúp bóng đá quốc gia Việt Nam
Ngày 25/6, đội bóng đá trẻ Quảng Nam gặp tai nạn khi xe chở họ lật tại Đèo Vi Ô Lắc[6] ở huyện Ba Tơ[7], tỉnh Quảng Ngãi[8]. Sự cố này đã làm mất mạng một cầu thủ và gây thương tích cho 5 cầu thủ và 1 CĐV, trong đó có 2 người bị thương nặng. Các thành viên trong CLB đã xác nhận sự thật về việc xe chở đội bị lật. Cầu thủ đã qua đời trong tai nạn là Võ Minh Hiếu,[9] trong khi hai cầu thủ bị thương nặng là L.Q.H và N.P.H.
Tai nạn xảy ra khi đội trẻ Quảng Nam đang trên đường trở về sau trận thắng với tỷ số 5-0 trước Gama Vĩnh Phúc trong khuôn khổ giải hạng Nhì Quốc gia 2023[10], diễn ra tại sân vận động tỉnh Kon Tum[11].
Học viện Bóng đá LPBank Hoàng Anh Gia Lai là một học viện đào tạo bóng đá trẻ dành cho nam của Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai tại Pleiku, Gia Lai, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.[2][3][4][5][6][7]
Năm 2007, Arsenal F.C. trở thành đối tác chiến lược của Hoàng Anh Gia Lai trong việc thành lập Học viện bóng đá HAGL – Arsenal JMG. Ngày 5 tháng 3 năm 2007, lễ động thổ xây dựng Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG trên khu đất là 5 hecta cao su cách thành phố Pleiku 13 km và khánh thành sau 7 tháng. Đây được xem là một quyết định gây sốc bởi lúc đó, những cây cao su được chặt bỏ đang ở tuổi thu hoạch (bình quân 300 triệu/hecta/năm-thời điểm năm 2007).
Tháng 8 năm 2009 hai cầu thủ của Hoàng Anh Gia Lai đã được tập luyện cùng với đội Arsenal.[8]
Ngày 31 tháng 1 năm 2015, lễ ký kết hợp đồng ghi nhớ thành lập học viện bóng đá giữa NutiFood, Hoàng Anh Gia Lai, CLB Arsenal và học viện JMG đã diễn ra tại Pleiku. Theo đó, công ty NutiFood cùng các đối tác của mình sẽ xây dựng một học viện bóng đá tại thành phố Hồ Chí Minh có tên học viện bóng đá NutiFood - Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG.[9]
Ngày 7 tháng 5 năm 2015, lễ ký hợp đồng thành lập và công bố chương trình tuyển sinh cầu thủ Học viện bóng đá Nutifood HAGL Arsenal JMG diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện Công ty Cổ phần Thực phẩm NutiFood, CLB Hoàng Anh Gia Lai, Liên đoàn bóng đá VN và Tổng giám đốc Học viện bóng đá JMG toàn cầu – ông Vincent Dufour (Pháp).[10]
Năm 2016, Tập đoàn HAGL rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất lịch sử 30 năm thành lập. Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã phải sử dụng nhiều tài sản cố định và giấy tờ có giá để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng. Trong số đó có công trình khu liên hợp Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG được mang ra thế chấp cho món vay trị giá hơn 603 tỉ đồng của công ty với hợp đồng có lãi suất 5,05-10,5% và có thời hạn thanh toán từ ngày 25/1 đến 11/9/2016.[11]
Ngày 7 tháng 3 năm 2017, Công ty cổ phần sữa chuyên nghiệp Việt Nam (VPMilk) đã quyết định ký kết tài trợ gói 50 tỷ đồng cho CLB HAGL và Học viện HAGL-Arsenal JMG với bản hợp đồng có thời hạn 2 năm từ 2017 đến 2018.[12] Trong vai trò là đối tác dinh dưỡng độc quyền cho các cầu thủ HAGL và các học viên Học viện HAGL-Arsenal-JMG, VP Milk sẽ chịu trách nhiệm hợp tác với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng quốc tế và Việt Nam, nghiên cứu các công thức dinh dưỡng, đưa vào sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa giúp tăng cường chiều cao, trí lực, cải thiện tầm vóc cho cầu thủ nói riêng và thế hệ trẻ nói chung.[13]
Từ ngày 30 tháng 6 năm 2017, toàn bộ hợp tác giữa CLB Arsenal (Anh) và CLB Hoàng Anh Gia Lai chấm dứt. Tất cả những thương hiệu liên quan đến Arsenal sẽ không còn gắn bó với HAGL. Cụ thể từ vòng 14 của giải V.League 2017, đội bóng Hoàng Anh Gia Lai sẽ thi đấu với trang phục không còn gắn logo Arsenal bên cạnh logo của HAGL. Ngoài ra, HAGL cũng sẽ chỉ còn duy trì hợp tác với JMG. Vì thế, tên gọi Học viện HAGL – Arsenal JMG cũng sẽ đổi tên thành Học viện HAGL – JMG.[14]
Tháng 6 năm 2021, HAGL ngừng hợp tác đào tạo bóng đá với JMG.[4]
Các quyết định thành lập học viện đã bị chỉ trích từ Tổng công ty Hoàng Anh Gia Lai gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc phá rừng.[15]
Trong khuôn viên Học viện có hai tảng đá lớn tượng trưng cho hai chiếc giày của các cầu thủ.
Khuôn viên học viện có 10 sân bóng được bố trí đều khắp trong nhà và ngoài trời với cỏ mịn theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặt sân luôn đạt độ phẳng tối ưu và có hẳn một đội ngũ công nhân lo chăm sóc cỏ hằng ngày.
Ngoài 5 sân tập chính ngoài trời, Học viện còn đầu tư một sân tập có mái che cùng các công trình phụ trợ phục vụ cho việc tập luyện và sinh hoạt của các thành viên như 6 khu nhà, hồ bơi, sân tennis, phòng xông hơi, tập tạ...
Các dãy nhà nơi học viên ở đều quay mặt ra sân tập với mục đích hướng các học viên luôn ăn, ngủ, nghỉ cùng bóng đá. Bên trong các phòng ở được bài trí nhiều hình ảnh về bóng đá (hình trái bóng, hình các danh thủ...) nhưng tiện nghi rất đơn sơ: giường tầng, không điều hòa nhiệt độ, tivi, bồn tắm. Mỗi dãy nhà đều có bảo mẫu chăm sóc và quản lý.
Học viện tổ chức tuyển sinh hai năm một lần. Năm 2007, trong số 7.000 thí sinh đã có 16 người trúng tuyển.
Năm 2009, từ 9.991 thí sinh chỉ chọn được 21 em đến từ 10 tỉnh thành. Các học viên thuộc lứa tuổi từ 12 đến 14.
Mỗi ngày, học viên phải đi ngủ lúc 21h30 và dậy lúc 5h45. Tất cả học viên được xe ôtô đưa đón vào thành phố học văn hóa lúc 6h30.
Sau 11h, xe đưa về Học viện, các học viên được ăn bữa nhẹ rồi tập luyện đến 12h45. Đối với việc học văn hóa, tất cả các học viên phải tự kiểm tra sách vở, trang phục trước khi lên xe đến trường; sau khi tan trường, về đến học viện là phải thay ngay trang phục và giao cho tạp vụ để giặt ủi. Trong giờ học tiếng Anh vào buổi tối, học viên phải tự chuẩn bị sách vở, đến phòng học đúng giờ và trước khi ra về phải sắp xếp bàn ghế ngăn nắp như ban đầu.
Khi ra sân tập, áo phải bỏ vào quần, phải kiểm tra độ căng bóng tập, dụng cụ tập luyện; tất cả đều phải tập luyện bằng chân trần để tăng cảm giác bóng; sau mỗi buổi tập phải trả dụng cụ tập về đúng nơi quy định, về đến phòng phải thay trang phục ngay. Học viên chỉ được vào phòng giải trí trong giờ giải trí.
Chủ nhật, học viên được xe đưa ra ngoài để mua sắm, cắt tóc và thư giãn.
Các học viên được đào tạo tại đây trong 7 năm, không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào. Trúng tuyển, học viên được Học viện lo toàn bộ chi phí ăn, học văn hoá, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống của các học viên ở đây với chi phí khoảng 400 triệu đồng/học viên/năm.
Dưới đây là danh sách các học viên hoặc cựu học viên từng thi đấu ở đội tuyển quốc gia.