Phù hiệu kết hợp cấp hiệu được sử dụng đối với quân phục dã chiến hoặc khi không cần thiết phải mang cấp hiệu.
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu được sử dụng đối với quân phục dã chiến hoặc khi không cần thiết phải mang cấp hiệu.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Quốc phòng 2005 thì:
Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hàng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Như vậy, theo định nghĩa này chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân. Quân đội nhân dân thực hiện sứ mệnh giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Về ý nghĩa tên gọi: Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Việc lấy tên là "Quân đội nhân dân" với mục đích thể hiện và giữ vững bản chất giai cấp cùng yếu tố dân tộc của quân đội, đây là đội quân có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc.
Như đã trình bày, vì Quân đội Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nên Quân đội Nhân dân Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước (Điều 12 Luật Quốc phòng 2005).
Trên đây là nội dung tư vấn về Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Quốc phòng 2005.
Kể từ ngày thành lập, 22/12/1944, tới nay đã trải qua 77 năm, Quân đội ta đã mang nhiều tên gọi khác nhau: Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Việt Nam Giải phóng quân, Vệ quốc đoàn, Quân đội Quốc gia Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dù với tên gọi nào, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Tên gọi “Quân đội Nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân phục vụ”.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Bối cảnh lịch sử thành lập quân đội Nhân dân ta diễn ra vào đầu năm 1942, khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên thế giới, các lực lượng phát xít thất bại ở nhiều nơi và bị đẩy vào thế bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở nước ta, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật ngày càng lan rộng. Điều kiện cho việc đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng đất nước ngày càng thuận lợi. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng đã họp, ra quyết định củng cố và phát triển Mặt trận Việt Minh, đồng thời ra sức chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương Đảng chỉ thị: Phải tuyên truyền cho quần chúng Nhân dân tin tưởng vững chắc vào cách mạng; phổ biến cho Nhân dân chiến thuật du kích và kinh nghiệm khởi nghĩa; phải đấu tranh bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao để tập dượt cho quần chúng; phải tổ chức và củng cố các đội tự vệ và tiểu đội du kích, đồng thời “phải huấn luyện quân sự cho những tổ chức ấy” [1]. Những dấu mốc đáng chú ý sau đó diễn ra từ tháng 12/1944, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Là đội tuyên truyền..., đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...”. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng giữa hai Tổng: Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp, theo sự uỷ nhiệm của Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ, có chi bộ Đảng lãnh đạo, đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới năm 1945, trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp Nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều ngày 16-8-1945, thi hành Mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, dưới bóng cây đa Tân Trào ở làng Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, trước lá Cờ đỏ sao vàng năm cánh bay phấp phới và trước sự chứng kiến của Nhân dân Tân Trào cùng 60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 hạ lệnh cho Giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên để từ đó tiến về Hà Nội. Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, 22/12/1944 - ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thời bình, những hình ảnh của người quân nhân hiện lên không chỉ là ở tinh thần sẵn sàng ứng phó, đương đầu với những thách thức, khó khăn mà còn ở tinh thần tiên phong. Với tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và ở Việt Nam từ 2019 đến nay, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo toàn diện, sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, hai năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, làm tròn chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia triển khai thử nghiệm vaccine Nanocovax, đã hoàn thành thử nghiệm, đang hoàn thiện thủ tục cấp phép sản xuất. Tích cực hợp tác nghiên cứu với Cuba, Liên bang Nga trong sản xuất vaccine, thuốc phòng và điều trị Covid-19; mở rộng trao đổi kinh nghiệm với một số nước. Có thể nhận định, dù trong bất cứ thời điểm lịch sử nào, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là đội tiên phong sẵn sàng đương đầu, bảo vệ an bình cho Tổ quốc, Nhân dân Việt Nam. Ghi nhớ công lao của các cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam trong suốt các chặng đường lịch sử, đó chính là truyền thống của dân tộc ta. Trần Đức Cường, Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam-Một yêu cầu tất yếu trong cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, Viện Sử học, 2004 Đỗ Hồng Thanh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Bối cảnh lịch sử thành lập quân đội Nhân dân ta diễn ra vào đầu năm 1942, khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên thế giới, các lực lượng phát xít thất bại ở nhiều nơi và bị đẩy vào thế bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở nước ta, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật ngày càng lan rộng. Điều kiện cho việc đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng đất nước ngày càng thuận lợi. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng đã họp, ra quyết định củng cố và phát triển Mặt trận Việt Minh, đồng thời ra sức chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương Đảng chỉ thị: Phải tuyên truyền cho quần chúng Nhân dân tin tưởng vững chắc vào cách mạng; phổ biến cho Nhân dân chiến thuật du kích và kinh nghiệm khởi nghĩa; phải đấu tranh bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao để tập dượt cho quần chúng; phải tổ chức và củng cố các đội tự vệ và tiểu đội du kích, đồng thời “phải huấn luyện quân sự cho những tổ chức ấy” [1]. Những dấu mốc đáng chú ý sau đó diễn ra từ tháng 12/1944, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Là đội tuyên truyền..., đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...”. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng giữa hai Tổng: Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp, theo sự uỷ nhiệm của Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ, có chi bộ Đảng lãnh đạo, đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới năm 1945, trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp Nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.
Chiều ngày 16-8-1945, thi hành Mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, dưới bóng cây đa Tân Trào ở làng Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, trước lá Cờ đỏ sao vàng năm cánh bay phấp phới và trước sự chứng kiến của Nhân dân Tân Trào cùng 60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 hạ lệnh cho Giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên để từ đó tiến về Hà Nội.
Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, 22/12/1944 - ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thời bình, những hình ảnh của người quân nhân hiện lên không chỉ là ở tinh thần sẵn sàng ứng phó, đương đầu với những thách thức, khó khăn mà còn ở tinh thần tiên phong. Với tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và ở Việt Nam từ 2019 đến nay, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo toàn diện, sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, hai năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, làm tròn chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia triển khai thử nghiệm vaccine Nanocovax, đã hoàn thành thử nghiệm, đang hoàn thiện thủ tục cấp phép sản xuất. Tích cực hợp tác nghiên cứu với Cuba, Liên bang Nga trong sản xuất vaccine, thuốc phòng và điều trị Covid-19; mở rộng trao đổi kinh nghiệm với một số nước.
Có thể nhận định, dù trong bất cứ thời điểm lịch sử nào, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là đội tiên phong sẵn sàng đương đầu, bảo vệ an bình cho Tổ quốc, Nhân dân Việt Nam. Ghi nhớ công lao của các cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam trong suốt các chặng đường lịch sử, đó chính là truyền thống của dân tộc ta.
Trong suốt 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở thành lá chắn thép vững chắc bảo vệ Tổ quốc và nhân dân trước những thế lực ngoại bang xâm lược và những thách thức an ninh phi truyền thống.
Với tinh thần "Vì nhân dân quên mình”, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làm nên những chiến công hiển hách, ghi dấu ấn trong lòng dân tộc và bạn bè quốc tế. Từ một đội quân nhỏ bé, chỉ với 34 chiến sĩ đầu tiên, quân đội đã phát triển lớn mạnh với đầy đủ các loại hình quân binh chủng và các lực lượng, ngày càng chính quy, hiện đại.
Buổi sơ khai ban đầu, quân đội được hình thành như thế nào? Phóng viên VOV phỏng vấn Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự.
PV: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, một trong những lực lượng tiền thân của quân đội ta ra đời giữa núi rừng Việt Bắc. Trong thời điểm còn vô vàn khó khăn, gian khổ và thiếu thốn khi đó, việc tuyển chọn quân số, lực lượng cho việc thành lập Đội được tiến hành như thế nào, thưa ông?
Đại tá Trần Ngọc Long: Tháng 9/1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trở lại Cao Bằng, đúng thời điểm liên tỉnh Cao – Bắc - Lạng đang chuẩn bị phát động cuộc khởi nghĩa. Trong bối cảnh tình hình chưa thật sự cho phép, chưa chín muồi, lãnh thủ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ thị phải hoãn ngay cuộc khởi nghĩa.
Sau khi quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa thì người chỉ đạo mấy vấn đề. Một là phải nhanh chóng mở rộng chỗ đứng chân. Hai là phải nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh. Ba là cần phải xây dựng một tổ chức vũ trang đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Hay nói cách khác tức là phải xây dựng một đội quân giải phóng, để làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của phong trào cách mạng trong giai đoạn mới.
Đây chính là căn nguyên của việc Người đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức một đội quân giải phóng. Người yêu cầu phải gấp rút lựa chọn trong số những chiến sĩ Cao – Bắc – Lạng. Lực lượng chủ yếu là lựa chọn trong số những đội viên anh dũng. Cán bộ chỉ huy phải lựa chọn những người đã từng được học tập ở nước ngoài, có kiến thức và kinh nghiệm về quân sự.
Với chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng với các ông Vũ Anh, ông Lê Quảng Ba đã bắt tay xây dựng đội quân này. Bắt đầu từ việc lập danh sách những thành phần ưu tú nhất, những người anh dũng nhất, chọn lực lượng đủ thành phần dân tộc. Danh sách dự kiến sẽ thành lập một trung đội bao gồm 3 tiểu đội.
Sau khi đã lựa chọn được danh sách rồi thì các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh và Lê Quảng Ba đều thống nhất là đề cử đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng, tức là Dương Mặc Thạch làm chính trị viên. Sau khi đã hoàn thiện danh sách để trình lên lãnh tụ Hồ Chí Minh và đề nghị tên đội là Việt Nam Giải phóng quân. Nhưng Bác đề nghị bổ sung thêm 2 chữ "tuyên tuyền", tức là Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
PV: Vì sao Bác Hồ lại thêm 2 từ "tuyên truyền" vào tên của Đội. Hay nói cách khác, với tên gọi là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân mang hàm ý, thưa ông?
Đại tá Trần Ngọc Long: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, theo Bác có nghĩa là xác định đội quân này là đội quân tuyên truyền, chính trị trọng hơn quân sự. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ thì rõ ràng xác định nhiệm vụ chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền nặng hơn vũ trang. Đó là một tầm nhìn chiến lược sắc xảo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Và cũng là viên gạch đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng một quân đội kiểu mới, quân đội của dân, do dân và vì dân. Cho nên đội mang tên là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thay vì Đội Việt Nam Giải phóng quân như cái tên ban đầu.
PV: Buổi đầu thành lập rất khó khăn và thiếu thốn, quân số ít, vũ khí trang bị thiếu, kinh nghiệm tác chiến không nhiều nhưng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã có ngay chiến thắng trận đầu bằng trận tập kích vào Đồn Phai Khắt. Đó là một sự khởi đầu, mở đầu cho những thắng lợi về sau của quân đội ta sau này?
Đại tá Trần Ngọc Long: Cái hay của trận Phai Khắt là chúng ta không chỉ tổ chức tập kích rất nhanh và sau đấy còn tổ chức rút lui rất gọn. Thậm chí trước khi rút lui, Đội còn xây dựng, bàn bạc về cơ sở cách mạng ở đấy, xây dựng kế hoạch để bảo vệ cho đồng bào khi quân Pháp quay về trả thù. Điều này cho thấy tên chức năng của Đội, đúng là vũ trang tuyên truyền.
Trận đầu Phai Khắt giành thắng lợi đã tạo ra một tiếng vang rất lớn về uy tín của lực lượng vũ trang cách mạng lúc bây giờ, không chỉ ở vùng Nguyên Bình mà khắp cả vùng Cao - Bắc - Lạng. Đồn Phai Khắt bị tiêu diệt bằng cách nhanh gọn như vậy gây một cơn sốc đối với quân Pháp. Đặc biệt đối với ta, nó gây ra một cái tiếng vang rất lớn, cổ vũ phong trào cách mạng trong vùng. Từ nay người dân tin tưởng, vùng dậy đấu tranh cách mạng, nhân nhân sẽ có tổ chức vũ trang hỗ trợ. Phải nói là uy tín của Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sau trận Phai Khắt đã được lan ra rất nhanh chóng.
Từ trận Phai Khắt cũng cho chúng ta những bài học manh nha đầu tiên về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tác chiến, công tác thu dung chiến trường, cả vấn đề chính sách hậu phương quân đội, về công tác dân vận. Tất cả mọi thứ có thể nói là đặt ra những cái viên gạch đầu tiên cho rất nhiều lĩnh vực liên quan đến một chiến dịch, một trận đánh.
Nhưng theo chúng tôi, điều quan trọng nhất, ý nghĩa lớn nhất đối với hai chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần không chỉ nằm ở chỗ thu được một số vũ khí, giải quyết được hai đồn, nhổ được hai ung nhọt trong hệ thống kìm kẹp, đàn áp phong trào cách mạng của thực dân Pháp, mà cái lớn hơn thế là mở ra một truyền thống đánh thắng trận đầu. Đã ra quân là đánh thắng cho đội quân chủ lực, cho Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
PV: Ngoài chức năng là đội quân chiến đấu thì quân đội ta có hai chức năng nữa là đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đây có được coi là một đặc trưng khác biệt giữa quân đội ta với quân đội của các nước trên thế giới không?
Đại tá Trần Ngọc Long: Phải nói rằng, quân đội ta so với quân đội các nước có nhiều điểm khác. Đặc biệt là so với quân đội các nước tư bản. Quân đội các nước tư bản thuần túy là một đội quân tác chiến, đội quân chiến đấu. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, bản chất từ sâu xa ngay ngày đầu thành lập cho đến ngày nay, đó là một đội quân từ nhân dân mà ra. Một đội quân của dân, do dân và vì dân.
Từ buổi đầu thành lập rất thô sơ như vậy và trải qua chặng đường cho đến bây giờ là 80 năm, thì Quân đội nhân dân Việt Nam luôn luôn thể hiện được đó không chỉ là một đội quân chiến đấu mà còn là một đội quân công tác và một đội quân lao động sản xuất.
Chiến tranh có xảy ra đi chăng nữa hay tình hình thế giới có nhiều bất ổn, nhiều vấn đề gì chăng nữa, thì trước sau, quân đội ta vẫn giữ vững được bản chất như vậy. Vẫn là một cái đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Cho dù chức năng trong từng giai đoạn lịch sử có thể thay đổi nhưng bản chất thì vẫn như vậy.
Bởi vì trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, chức năng chiến đấu có thể được đề cao hơn, được nhấn mạnh hơn, nhưng trong thời bình thì chức năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất sẽ có những cái được chú trọng hơn. Tức là tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nhưng rõ ràng xuyên suốt trước sau như một đó vẫn là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Và cội nguồn, cái mạch nguồn để giúp cho Quân đội nhân dân Việt Nam phát triển được như ngày hôm nay chính là từ tính nhân dân của một cái đội quân cách mạng.
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 12/12, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã thành lập đoàn công tác về các địa phương thăm, tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang, thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Sáng 12-12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22-12-1944 / 22-12-2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tại Lễ kỷ niệm, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thay mặt lãnh đạo Tổng cục Chính trị trình bày diễn văn kỷ niệm. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài diễn văn kỷ niệm.
Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22-12-1944 / 22-12-2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam long trọng tổ chức sáng nay (12-12), Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sáng 12-12, Quận Đống Đa (TP Hà Nội) tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024).
Sáng 12-12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22-12-1944 / 22-12-2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.
Với mục tiêu tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm xây dựng đội ngũ sĩ quan (ĐNSQ) vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam (viết tắt là Luật Sĩ quan sửa đổi) tạo động lực mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển ĐNSQ.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập; ngay từ ngày đầu thành lập, Đội đã có chi bộ đảng (4 đảng viên) có chức danh chính trị viên và tiến hành các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT).
Ngày 11-12, tại TP Đông Triều, Bộ CHQS tỉnh, Bảo tàng Quân khu 3, Bảo tàng Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng", nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/ 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989/22-12-2024).
Tối 10-12, tại Moskva, Đại sứ quán Việt Nam và Cơ quan Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Nga đã phối hợp tổ chức trang trọng lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
LTS: Tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (viết tắt là Luật Sĩ quan sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu tán thành gần như tuyệt đối và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2024. Luật được thông qua đúng dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam càng thêm ý nghĩa đối với Quân đội nói chung, đội ngũ sĩ quan (ĐNSQ) nói riêng.
Tối 10-12, lễ khai mạc Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra tại tỉnh Cao Bằng, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức.
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta đã lập nên những chiến công hiển hách trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng thời có những phát triển vượt bậc về lực lượng, trang bị, vũ khí và trình độ tác chiến.
Sáng 10-12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì sơ duyệt Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024).
Trải qua chặng đường 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22-12-1944/22-12-2024), Quân đội nhân dân Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống quý báu, vẻ vang, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Chiều 9-12, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự; Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (QPTD) (22-12-1989 / 22-12-2024).
Sáng 9-12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, đoàn công tác của Tổng cục Chính trị do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm trưởng đoàn đến dâng hương, tri ân Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Chu Huy Mân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ như sau:
Như vậy, cán bộ là một công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng và nhà nước. Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.