Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Âu Asean

Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Âu Asean

Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến ngư nghiệp.

Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến ngư nghiệp.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào?

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong tiếng Anh là Asia-Pacific Economic Cooperation; tên viết tắt là APEC.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được thành lập năm 1989 tại Canberra (Australia), là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.

Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island (1993) và Tuyên bố Bô-go (1994).

Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương.

Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây, hay còn gọi là mục tiêu Bô-go:

- Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối;

- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệ thương mại thông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế

- Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các nền kinh tế APEC nhằm bảo đảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả những cam kết quốc tế và nâng cao khả năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu Bô-go về thương mại - đầu tư tự do và mở, các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Osaka (OAA) năm 1995, trong quy định tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung sau:

- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau;

- Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng;

- Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sởđồng thuận, nhất trí chung.

Các nguyên tắc chung này đã được cụ thể hoá thành 9 nguyên tắc cơ bản sau:

- Phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);

- Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên;

- Đảm bảo công khai, minh bạch;

- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần;

- Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư;

Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998.

Có thể nói đây là dấu mốc quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Thêm vào đó, theo Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013 về Hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì hội nhập quốc tế phải nhằm:

- Củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân;

- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

- Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc;

- Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước;

- Góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là gì? Việt Nam gia nhập APEC vào thời gian nào? (Hình từ Internet)

Việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) thuộc nhiệm vụ của cơ quan nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương về hội nhập kinh tế quốc tế:

Như vậy, việc tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là nhiệm vụ của Bộ Công thương.

Cơ quan nào là đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của APEC?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 956/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế:

Như vậy, Vụ Pháp luật quốc tế là đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).