Do tính chất công việc không cố định của ngành dịch vụ nên nhiều đơn vị thay vì các bên ký hợp đồng làm việc dài hạn với nhau thì họ thường ký hợp đồng cộng tác viên. Vậy hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải hợp đồng lao động không? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.
Do tính chất công việc không cố định của ngành dịch vụ nên nhiều đơn vị thay vì các bên ký hợp đồng làm việc dài hạn với nhau thì họ thường ký hợp đồng cộng tác viên. Vậy hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải hợp đồng lao động không? Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin nhé.
Một số trường hợp thì hợp đồng CTV sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nếu hợp cộng tác viên được ký kết dưới hình thức của hợp đồng lao động thì sẽ thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc.
Tại Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động, theo đó: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Khái niệm về quan hệ lao động đã được đề cập đến tại Khoản 5, Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 20, Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Cũng theo quy định Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Có thể thấy, theo các quy định nêu trên, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ. Trong đó, bên cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời bên thuê dịch vụ cũng phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tuyển dụng NLĐ dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, công việc tính chất làm công ăn lương, NLĐ chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (về thời gian làm việc/ngày, số ngày làm việc/tuần, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ HĐLĐ và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là HĐLĐ nào.
Theo Điều 15 Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Như vậy, nếu cộng tác viên và người sử dụng lao động có các điều khoản như trên, thì có thể nhận định Hợp đồng cộng tác viên là Hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 22, Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động có 03 loại:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Xem thêm: Những nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
Còn nếu công ty ký kết hợp đồng lao động đối với cộng tác viên, khi đó, quan hệ lao động sẽ được phát sinh, và các bên sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều các quy tắc như (Nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.
Xem thêm: Nguyên tắc khi giao kết Hợp đồng lao động
Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động sẽ sinh ra quyền lợi khác nhau của cộng tác viên.
được quy định theo Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015:
– Yêu cầu bên doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc;
– Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ.
– Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Như chứng minh ở trên, hợp đồng c CTV là hợp đồng dịch vụ nên bên cung ứng dịch vụ không phải là người lao động. Vì vậy không áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thêm vào đó, bên cung ứng phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân. Thông thường mức nộp thuế thường là 10%.
Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân
Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Như vậy, trong hợp đồng CTV, cộng tác viên sẽ là bên thực hiện dịch vụ. Khi đó, bên nhận cộng tác viên làm việc sẽ chi trả chi phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Cộng tác viên chỉ việc hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian cụ thể mà hai bên đã thỏa thuận.
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng cộng tác viên không?
Có 2 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cộng tác viên:
- Trường hợp 1: Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ
Khi việc thực hiện công việc đã được ghi nhận trong hợp đồng không có lợi cho 1 trong các bên trong hợp đồng bên đó thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, khi chấm dứt phải đảm bảo thực hiện theo đúng các nội dung đã được ký kết trong hợp đồng, cụ thể:
+ Phải thông báo cho bên cung ứng dịch vụ hoặc bên sử dụng dịch vụ biết trước về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian hợp lý nhất.
+ Bên sử dụng dịch vụ phải thực hiện thanh toán đầy đủ tiền thù lao cho bên cung ứng dịch vụ đối với phần công việc đã được thực hiện.
+ Trường hợp xảy ra vi phạm về điều khoản quy định chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng cộng tác viên và có phát sinh thiệt hại thực tế do việc đơn phương chấm dứt hợp đồng gây ảnh hưởng đến công việc được thực hiện thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường cho bên còn lại (bên bị thiệt hại).
- Trường hợp 2: Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động (HĐLĐ)
Trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng dưới hình thức là HĐLĐ sẽ khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ sẽ tùy thuộc vào các bên ký kết là loại HĐLĐ nào và phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ là cộng tác viên cần phải đảm bảo các căn cứ chấm dứt hợp đồng theo quy định:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận (trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động 2019);
- Không được trả đủ lương hoặc được trả lương nhưng không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng
- Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định;
- NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- NSDLĐ cung cấp thông tin không trung làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
Ngoài việc cần phải đảm bảo các căn cứ chấm dứt hợp đồng, còn cần phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước:
- Ít nhất 45 ngày: Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày: Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 - 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày: Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn phải báo trước cho NSDLĐ sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nếu trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì theo quy định sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định:
- Không được trợ cấp thôi việc.
- Phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lý do chấm dứt và thời điểm chấm dứt hợp đồng được ghi nhận trong hợp đồng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận, bổ sung thêm các điều khoản khác phù hợp với tính chất công việc, tuy nhiên cần đảm bảo được các nội dung trên của hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.