Mỗi người chúng ta đều cần giữ gìn phẩm giá cao đẹp của lòng tự trọng, bởi khi có lòng tự trọng, chúng ta dễ dàng gặp thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Vậy, lòng tự trọng là gì và làm thế nào để nuôi dưỡng nó? Chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Mỗi người chúng ta đều cần giữ gìn phẩm giá cao đẹp của lòng tự trọng, bởi khi có lòng tự trọng, chúng ta dễ dàng gặp thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Vậy, lòng tự trọng là gì và làm thế nào để nuôi dưỡng nó? Chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Lòng tự trọng lành mạnh có thể ảnh hưởng đến động lực, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống nói chung của bạn. Các cá nhân có lòng tự trọng lành mạnh thường có cái nhìn khách quan và chính xác về bản thân. Họ không chỉ nhận thức được những ưu điểm của mình, mà còn có khả năng nhận ra những điểm còn chưa hoàn thiện và sẵn sàng thay đổi để cải thiện.
Lòng tự trọng thái quá là tình trạng khi một người đánh giá và đặt quá nhiều giá trị vào bản thân mình. Tự trọng quá cao có thể gây ra nhiều vấn đề. Vậy các hậu quả do quá nhiều lòng tự trọng là gì?
Lòng tự trọng thái quá thường dẫn đến sự kiêu ngạo, tự phụ và thiếu sự nhận thức về những hạn chế của bản thân. Khi gặp phải thất bại hoặc đối mặt với khó khăn, họ có thể trở nên bất an, mất tự tin hoặc thậm chí tức giận và từ chối chấp nhận sự thất bại. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của họ, gây ra sự xung đột và mất mát trong mối quan hệ, cũng như gây ra stress và tâm lý không ổn định. Do đó, việc duy trì lòng tự trọng ở mức độ cân bằng và khách quan là rất quan trọng.
Tự trọng và tự ái là hai khái niệm khác nhau. Tự trọng là niềm tin vào giá trị của bản thân dựa trên nỗ lực và đóng góp thực tế của mình cho xã hội. Tự trọng giúp con người có tình yêu thương và sự quan tâm đối với bản thân, nâng cao sự tự tin và giúp người ta đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Tự ái là quá tin vào giá trị của bản thân, dễ dàng cho rằng mình không được tôn trọng, không được đánh giá cao như người khác. Tự ái đôi khi gây ra sự chống đối, bất đồng với người khác. Tự ái cũng có thể dẫn đến sự tự ti và lo lắng quá mức về việc được chấp nhận hay không.
Chúng ta luôn nghe nói phải có lòng tự trọng. Vậy lí do để nuôi dưỡng lòng tự trọng là gì?
Mỗi người đều có những điểm mạnh và yếu khác nhau, không ai hoàn hảo. Hãy tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và không so sánh mình với người khác.
Hãy học hỏi từ những sai lầm và khó khăn mà bạn gặp phải. Đó là cách để bạn phát triển và trưởng thành hơn, và đồng thời cũng giúp tăng cường lòng tự trọng của bạn.
Tập trung vào giá trị của bản thân: Hãy nhìn nhận giá trị của bản thân, những đóng góp và thành tựu của mình. Điều này giúp bạn tự tin hơn và tăng cường lòng tự trọng.
Mong rằng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lòng tự trọng là gì và cách nuôi dưỡng nó. Khi chúng ta sống với lòng tự trọng, cuộc sống sẽ có hướng đi tích cực và tâm hồn của chúng ta sẽ được dẫn đường điều hướng bản thân đến những điều có ích. Vậy tại sao không nhanh chóng bắt tay vào bồi đắp lòng tự trọng ngay từ hôm nay! Chúc bạn luôn thành công.
Xưa nay, trong các gia đình tử tế, sống có nền nếp, có gia phong tốt đẹp, các bậc ông bà, cha mẹ thường khuyên dạy con cháu phải có lòng tự trọng: "Giấy rách phải giữ lấy lề", "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng", "Đói cho sạch, rách cho thơm", "Miếng ăn quá khẩu thành tàn", v.v. Có cụ bà gia đình gia giáo dạy con: "Làm bất cứ công việc gì và dù ở đâu, ngay cả những khi chỉ có một mình, cũng phải nghĩ rằng luôn luôn có quỷ thần hai vai chứng giám".
Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
Lòng tự trọng khác với tính tự ái. Nhiều người, nhất là những người trẻ tuổi thường hay nhầm lẫn hai khái niệm này. Lòng tự trọng có cơ sở từ tư tưởng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị con người của mìnhnhư ng mục đích là vì người khác, tôn trọng người khác, nhằm làm đẹp cho xã hội, làm tốt cho cộng đồng. Nói cách khác, lòng tự trọng có bản chất văn hóa và tinh thần nhân văn. Trái lại, tính tự ái là chỉ biết yêu chính bản thân mình, coi mình là trên hết, chỉ cốt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự và quyền lợi chính đáng của người khác. Vì thế, lòng tự trọng thường được biểu hiện bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi lịch thiệp, nhã nhặn, từ tốn, biết tự kiềm chế. Còn tính tự ái là "mảnh đất" tốt sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỷ.
Người có lòng tự trọng bởi tiếp thụ được sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp trước hết từ ngay trong gia đình mình. Cùng đó là nhà trường và xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống có văn hóa, mới có thể trở thành con người lương thiện, tử tế.
Nhìn thẳng vào sự thật và dám nói lên sự thật, thì phải chăng người Việt mình hiện nay, trong mặt trái của công cuộc "mở cửa" và ở thời kỳ sơ khai của nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện rất nhiều người thiếu lòng tự trọng, thậm chí là không có lòng tự trọng?
Gần đây, trên một số tờ báo đã có các bài viết chuyên đề nói về truyền thống văn hóa, đạo đức, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu của người Việt, với những bài viết chân thành, thẳng thắn. Một xã hội mà cái ác, cái xấu ngang nhiên tồn tại và lấn lướt cái tốt, cái đẹp - là một xã hội rất đáng lo ngại. Trái lại, càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn định và bền vững; danh dự dân tộc mới được bè bạn quốc tế kính trọng, tin yêu!
(Tóm Tắt Chính) – Tự ái là gì, tự ái nghĩa là gì là câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Không khó để bắt gặp từ “tự ái” trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta vẫn hay rỉ tai nhau những câu quen thuộc như “thằng đó tự ái lắm”, “có gì đâu mà tự ái”, “không nên tự ái cao” hay “không biết tự ái à!”. Mỗi chúng ta ai cũng có sẵn lòng tự ái. Tùy theo mức độ mà sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống, sự nghiệp và các mối quan hệ. Vậy tự ái là gì và nó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tự ái có thể được hiểu đơn giản là thái độ yêu thương, đề cao bản thân quá mức đến nỗi tỏ ra tức giận, khó chịu, đặc biệt là khi bị coi thường, bị đánh giá thấp. Người tự ái cao thường thổi phồng mọi việc, luôn cho bản thân là trung tâm, từ đó sinh ra thái độ ganh tị với người khác.
Theo góc nhìn khoa học, tự ái còn chỉ hội chứng tâm lý rối loạn nhân cách. Những người mắc hội chứng này thường quan tâm thái quá về thành tựu bản thân, xem trọng mình quá mức, đặc biệt là trong tương tác với thế giới bên ngoài.
Trong tiếng Anh, tự ái ở dạng danh từ có thể được dịch thành một trong các từ sau: pride, self-love, narcissism.