Ngành Kinh Tế Quốc Tế

Ngành Kinh Tế Quốc Tế

Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam áp dụng các chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, do đó thúc đẩy các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế ở Việt Nam với các quốc gia khác. Chính vì vậy, nguồn nhân lực có kiến thức, hiểu biết và chuyên môn cao về lĩnh vực kinh tế quốc tế này là vô cùng cần thiết.

Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam áp dụng các chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, do đó thúc đẩy các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư quốc tế ở Việt Nam với các quốc gia khác. Chính vì vậy, nguồn nhân lực có kiến thức, hiểu biết và chuyên môn cao về lĩnh vực kinh tế quốc tế này là vô cùng cần thiết.

Điểm giống nhau giữa kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế

Trước khi tìm hiểu nên học kinh doanh quốc tế hay kinh tế quốc tế thì chúng ta cần biết được kinh doanh quốc tế và kinh tế quốc tế có những điểm gì giống nhau:

Đối với ngành kinh doanh quốc tế

Ngành kinh doanh quốc tế thuộc khối ngành quản lý. Ngành này đi sâu vào các hoạt động kinh doanh quốc tế và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp. Sinh viên khi theo học ngành này có 2 hướng để phát triển bản thân sau đây:

So sánh với kinh doanh quốc tế thì KTQT có tính chất vĩ mô hơn. Sinh viên ngành này có khả năng nhận biết các môi trường kinh tế của từng khu vực, từng vùng, từng quốc gia hoặc từng doanh nghiệp.

Các bạn học KTQT sẽ phân tích đánh giá sau đó hoạch định và xây dựng nên các chuỗi cung ứng hàng, chuỗi xuất nhập khẩu một mặt hàng/ngành hàng giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Bên cạnh đó, sinh viên ngành kinh tế đối ngoại còn được trang bị  những kiến thức chuyên môn để phân tích và đánh giá đánh giá quy trình vận hành của chuỗi. Từ đó đưa ra những phương pháp tăng cường để hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên học ngành này có thể làm việc trong các vị trí sau đây: quản trị chuỗi cung ứng (SCM),  logistic, phân tích thị trường, xuất nhập khẩu…

Với các thông tin trên thì các bạn chắc đã nắm được ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế khác gì nhau rồi đúng không nào.

Ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế khác gì nhau?

Bên cạnh những điểm giống nhau thì kinh doanh quốc tế với kinh tế quốc tế khác gì nhau? Dưới đây là đặc điểm riêng của mỗi ngành.

Chương trình học của ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế ra sao?

Đối với ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Nếu lựa chọn ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất - nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình truyền thông và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Điểm chung của 2 ngành này ngoài những kiến thức về kinh tế, sinh viên còn được chú trọng đào tạo ngoại ngữ để tạo lợi thế hội nhập thị trường lao động toàn cầu.

Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế

Bên cạnh yếu tố về chương trình đào tạo và kiến thức chuyên ngành, các bạn cũng có thể thấy được nét tương đồng, khác biệt giữa ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế dựa vào vị trí nghề nghiệp. Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế có cơ hội phát triển bản thân qua các vị trí công việc như: - Nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp - Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế, chuyên gia nghiên cứu thị trường - Chuyên gia marketing quốc tế, chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng - Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế - Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu,... Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có thể đảm nhận những vị trí công việc sau: - Chuyên viên đối ngoại tại các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. - Chuyên viên xuất nhập khẩu phụ trách giao dịch, đàm phán, ký kết, thực hiện các hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu với đối tác nước ngoài. - Chuyên viên xúc tiến thương mại nghiên cứu thị trường quốc tế, khai thác, tiếp cận và phát triển quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp. - Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế tham gia xây dựng và vận hành các mô hình theo dõi tình hình tài chính của sản phẩm doanh nghiệp. - Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng, chăm sóc, tư vấn và quản lý tài khoản khách hàng, hỗ trợ giao dịch. Sau khi tìm hiểu các thông tin trên, hy vọng các bạn đã hình dung được ngành Kinh tế quốc tế khác ngành Kinh doanh quốc tế như thế nào, đây là cơ sở giúp các bạn đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.

Kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế đang là hai ngành tối ưu hóa trong phát triển xã hội ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kinh doanh quốc tế khác kinh tế quốc tế. Nhiều người đang có sự phân vân nên học kinh tế quốc tế hay kinh doanh quốc tế? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Đại học Đông Á để có những giải đáp chi tiết thắc mắc này nhé.

Ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế được hiểu như thế nào?

Để phân biệt rõ 2 ngành học này, trước tiên các bạn cần tìm hiểu khái niệm cũng như những môn học chuyên ngành phổ biến. Kinh tế quốc tế được xem là một trong những ngành chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong sự gắn kết, hội nhập và phát triển của mỗi quốc gia. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, lĩnh vực kinh tế quốc tế đã có sự bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu. Có thể hiểu đơn giản, Kinh tế quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Kinh tế quốc tế: Thương mại quốc tế; Đầu tư quốc tế; Tài chính quốc tế; Quản trị quốc tế; Quản trị đa văn hóa và xuyên quốc gia,…

Ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế đều thuộc nhóm ngành kinh tế mang tính toàn cầu

Còn Kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia. Nói một cách dễ hiểu, Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Xét về phạm vi thì Kinh doanh quốc tế sẽ tập trung vào mảng kinh doanh nhiều hơn, còn Kinh tế quốc tế là sự phủ rộng ở các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế. Khi chọn ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên có cơ hội tiếp cận các môn học bổ ích và thú vị như: Kinh doanh quốc tế, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Đầu tư quốc tế, Tài chính quốc tế, Rủi ro và bảo hiểm trong kinh doanh quốc tế….

Nên học kinh tế quốc tế hay kinh doanh quốc tế?

Khi đã nắm được kinh tế quốc tế khác gì kinh doanh quốc tế thì các bạn có thể tự đưa ra quyết định theo học ngành nào của mình. Hai ngành này có những sự tương đồng nhất định nên học ngành nào cũng có tiềm năng xin việc làm cao. Tuy nhiên, kinh tế quốc tế là ngành có tính vĩ mô hơn nên có thể nó sẽ có những kiến thức phức tạp hơn. Hãy xem ngành nào có điểm đầu vào phù hợp với năng lực của mình hơn để lựa chọn nhé.

Hy vọng những thông tin về kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế ở trên đã giúp bạn có những cái nhìn chính xác hơn về 2 ngành này. Chúc bạn chọn được ngành phù hợp nhất để thực hiện ước mơ nhé.

Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.

Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!

Nên học Kinh tế số hay Kinh tế quốc tế? Hai ngành này khác nhau thế nào? Cơ hội việc làm ra sao? Ngành nào cũng đang phát triển rất mạnh mẽ trong bối cảnh số hóa và hội nhập toàn cầu hiện nay, do đó việc thí sinh quan tâm và tỏ ra phân vân trong quá trình chọn lựa là điều dễ hiểu. Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt ngành Kinh tế số với ngành Kinh tế quốc tế một cách dễ dàng. Từ đó sẽ có sự cân nhắc đúng đắn khi điền nguyện vọng xét tuyển vào đại học.

Hiểu rõ về ngành Kinh tế số và Kinh tế quốc tế, thí sinh sẽ có cơ sở lựa chọn ngành học dễ dàng hơn

Ngành Kinh tế số và ngành Kinh tế quốc tế được hiểu như thế nào? Ngành Kinh tế số là ngành học trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc sử dụng thông tin được số hóa để phân bổ nguồn lực, đẩy mạnh năng suất, góp phần tăng trưởng kinh tế chất lượng cao. Hiểu một cách rõ ràng hơn, đây là ngành nghiên cứu về cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, blockchain và big data để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định kinh tế thông minh. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về công nghệ số, kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, thương mại điện tử,... Người học còn được trang bị kỹ năng ứng dụng các công nghệ số dẫn đầu xu thế của thời đại để giải quyết yêu cầu công việc trong hoạt động kinh tế, quản trị. Ngoài ra, các bạn được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng cần thiết, thái độ, tác phong để đủ năng lực làm việc và thích ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong bối cảnh số hóa.

Ngành Kinh tế số với ngành Kinh tế quốc tế không khó để phân biệt

Về ngành Kinh tế quốc tế, có thể hiểu đơn giản, đây là một ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Thông qua đó, các nước thỏa thuận đi đến một mục tiêu chung, lợi ích chung về kinh tế. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay,… Bên cạnh đó, các bạn còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,… Một điều đặc biệt khi các bạn lựa chọn theo học tại UEF dù là ngành Kinh tế số hay Kinh tế quốc tế đều sẽ được đào tạo theo chương trình song ngữ, với lượng kiến thức chuyên môn gắn liền thực tiễn. Sinh viên được học tập trong môi trường quốc tế đầy năng động, chú trọng tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành. Ngoài ra, các bạn còn được cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng vững chắc để tiến xa trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, đầu tư. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế số và Kinh tế quốc tế Dù lựa chọn ngành Kinh tế số hay Kinh tế quốc tế, cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn rộng mở. Chỉ cần các bạn có năng lực và đam mê với lĩnh vực mà mình đang theo đuổi, thành công sẽ nằm trong tầm tay của mình.

Cơ hội việc làm đa dạng là một trong những yếu tố thu hút sinh viên theo học những ngành này

Ngành Kinh tế số hiện nay mang đến cho các bạn tân cử nhân nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, có thể kể đến các vị trí sau đây: - Chuyên viên tư vấn độc lập về chuyển đổi kỹ thuật số, công nghệ tài chính (fintech); - Chuyên viên trong các doanh nghiệp kỹ thuật số, doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số, công ty tài chính công nghệ; - Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến kinh tế và kinh tế số; - Điều phối viên, tư vấn dự án trong các tổ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế; - Nghiên cứu viên, giảng viên ngành kinh tế số tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu,... Điểm qua một số vị trí việc đang “nóng” hiện nay của ngành Kinh tế quốc tế như sau: - Nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; - Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế, chuyên gia nghiên cứu thị trường; - Chuyên gia marketing quốc tế, chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng; - Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế; - Giảng viên và nghiên cứu viên tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu,... Tin rằng, qua những thông tin được cung cấp, các bạn thí sinh sẽ có cái nhìn tổng quan và phân biệt được ngành Kinh tế số với ngành Kinh tế quốc tế. UEF sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc cho thí sinh khi quyết định theo đuổi những ngành học xu hướng này.

Sinh viên tốt nghiệp Kinh tế quốc tế có thể làm tại cơ quan về thương mại, đầu tư, các sứ quán; còn Kinh doanh quốc tế thường làm tại doanh nghiệp.

Tại buổi tư vấn tuyển sinh ngày 9/7 của trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhiều học sinh hỏi cách phân biệt ngành Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế. Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, về sự khác biệt của hai ngành này.

- Khái niệm và chương trình học: Đây là ngành nghiên cứu, thiên về vấn đề kinh tế vĩ mô.

Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, chương trình Kinh tế quốc tế có thời lượng 130 tín chỉ, gồm các môn Kinh tế quốc tế, Nền kinh tế thế giới, Chính sách kinh tế đối ngoại, Hội nhập kinh tế quốc tế... Chương trình được tham khảo từ khung đào tạo của Đại học Quốc tế Florida (International Florida University), đã được kiểm định theo tiêu chuẩn Mỹ.

- Chuẩn đầu ra: Ngành Kinh tế quốc tế đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế và các tổ chức, thể chế quốc tế.

- Việc làm sau tốt nghiệp: Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đầu tư và dịch vụ quốc tế; tổ chức quốc tế, cơ quan đối ngoại, đại sứ quán; cơ quan đại diện thương mại, đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài; trường đại học, viện nghiên cứu về kinh tế thế giới, kinh tế khu vực, thể chế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Cơ hội chuyển tiếp: Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế có cơ hội chuyển tiếp 3+1 sang Đại học Northampton (Vương quốc Anh), Waikato (New Zealand), được giới thiệu sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.

PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Nhân vật cung cấp

- Khái niệm và chương trình học: Đây là ngành nghiên cứu, thiên về những vấn đề vi mô, chẳng hạn hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế.

Chương trình Kinh doanh quốc tế cũng gồm 130 tín chỉ, gồm các môn như Kinh doanh quốc tế, Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Marketing quốc tế, Tài chính quốc tế, Nhân sự quốc tế và kế toán quốc tế... Học sinh có thể chọn một trong hai chương trình tiên tiến và chất lượng cao, đều sử dụng giáo trình của Đại học California (Mỹ).

- Chuẩn đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế được trang bị kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp, cạnh tranh cao.

- Việc làm sau tốt nghiệp: Các công ty đa và xuyên quốc gia, FDI, xuất nhập khẩu; văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài; tổ chức quốc tế; cơ quan đối ngoại trung ương, Chính phủ; cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trung ương và địa phương; tham tán thương mại các nước; vụ, viện nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước.

- Cơ hội chuyển tiếp: Chương trình tiên tiến chuyển tiếp học 3+1 tại Đại học Saxion (Hà Lan), Đại học Northampton (Vương quốc Anh), Waikato (New Zealand); 2+2 tại Đại học San Bernadino California (Mỹ).

Nhìn chung, Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế phù hợp với những bạn năng động, muốn có phong cách làm việc quốc tế, trong các công ty nước ngoài, giúp bản thân phát triển theo những tiêu chuẩn có thể cạnh tranh với nhân lực quốc tế.