Ϲó những lúc buồn một mình ta lại nhớ, nhớ đến kỷ niệm ngọt ngào của đôi ta. Với những tháng ngàу mặn nồng chẳng phôi pha, viết lên khúc ca ta saу trong tình ta..
Ϲó những lúc buồn một mình ta lại nhớ, nhớ đến kỷ niệm ngọt ngào của đôi ta. Với những tháng ngàу mặn nồng chẳng phôi pha, viết lên khúc ca ta saу trong tình ta..
Lời bài hát Có những tháng ngày - Bằng Cường liên tục được cập nhật đầy đủ các thông tin về nhạc sĩ, ca sĩ thể hiện, năm sáng tác, mp3 cũng như video clip (youtube) tại loibaihat.biz.Bạn có thể liên hệ với ban quản trị website qua phần comment hoặc email để bổ sung hoặc chỉnh sửa các thiếu sót về lời bài hát hoặc các version hay ngôn ngữ khác (tiếng Việt, tiếng Anh, tiềng Hàn Quốc...)Từ khóa tìm kiếm:Lời bài hát Có những tháng ngày - Bằng Cường, Có những tháng ngày - Bằng Cường Lyrics, loi bai hat Co nhung thang ngay - bang cuong, Co nhung thang ngay Lyric, Bằng Cường, Conhungthangngay
Tháng 5 tại Hàn Quốc được coi là “Tháng Gia đình” với nhiều ngày lễ kỷ niệm. (Ảnh: Freepik)
Gia đình - đó là nơi chúng ta được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ bến. Gia đình còn là nền tảng vững chắc để hình thành nên con người và giá trị của chúng ta. Từ khoảnh khắc đầu tiên chào đời cho đến những bước chân chập chững, những bữa cơm sum họp, những cuộc trò chuyện sâu sắc, gia đình trở thành chỗ dựa vững chắc cho mỗi cá nhân trên hành trình hoàn thiện và phát triển bản thân.
Để tôn vinh giá trị này nên vào tháng 5 hàng năm, Hàn Quốc sẽ chào đón “Tháng Gia đình” với nhiều ngày lễ kỷ niệm. Tương tự, Việt Nam cũng dành một ngày đặc biệt - Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) để ca ngợi và đề cao vai trò của gia đình. Những sự kiện này là minh chứng cho ý nghĩa sâu sắc mà gia đình mang lại đối với người dân của cả hai quốc gia.
Và cũng vì bắt nguồn từ mục tiêu vì gia đình nên những sự kiện này cũng có một số điểm tương đồng thú vị trong cách tổ chức hay thông điệp. Dù vậy, Hàn Quốc và Việt Nam vẫn giữ cho mình những phong tục, bản sắc văn hóa riêng trong những dịp đặc biệt như vậy.
Tháng 5 tại xứ Hàn là thời điểm tươi đẹp với hàng loạt ngày lễ kỷ niệm về gia đình. Từ Ngày Thiếu nhi (5/5), Ngày Cha mẹ (8/5), Ngày Nhà giáo (15/5) cho đến Ngày Vợ chồng (21/5), mỗi ngày này đều là dịp để tôn vinh tình thân ái và gắn kết gia đình. Đây đều là những ngày được Chính phủ Hàn Quốc chính thức công nhận thông qua “Quy định về các ngày kỷ niệm” được ban hành vào ngày 30/3/1973.
Tháng Gia đình Hàn Quốc bao gồm các ngày lễ như Ngày Thiếu nhi (5/5), Ngày Cha mẹ (8/5), Ngày Vợ chồng (21/5),... (Ảnh: iclickart)© Toàn bộ bản quyền bức ảnh này thuộc về iclickart. Những hành vi vi phạm bản quyền tác giả như sử dụng, sao chép, sửa đổi, phân phối trái phép bị nghiêm cấm.
Tại Việt Nam, Ngày Gia đình được quyết định vào ngày 28/6, khi Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG vào năm 2001. Từ đó, hàng năm, trên khắp đất nước Việt Nam sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động tuyên truyền và kỷ niệm, nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong xã hội.
Ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. (Ảnh: Pixabay)
Thứ nhất, Tháng Gia đình Hàn Quốc và Ngày Gia đình Việt Nam đều cho thấy sự quan tâm và nỗ lực của chính phủ hai nước trong việc đề cao vai trò của gia đình. Nhất là khi những ngày lễ đều được công nhận chính thức thông qua các quyết định, quy định, văn bản pháp lý công khai.
Thứ hai, cả hai sự kiện đều mang tính quan trọng về mặt xã hội. Những sự kiện được tổ chức với quy mô toàn dân, có tác động đến xã hội. Cả hai quốc gia đều có những hoạt động cộng đồng như tổ chức lễ kỷ niệm, chương trình biểu diễn nghệ thuật, hoạt động giao lưu kết nối để người dân có thể cùng tham gia. Thông qua đó, nâng cao nhận thức toàn dân về ý nghĩa của gia đình, của những ngày lễ đặc biệt.
Thứ ba, từ Ngày Gia đình Việt Nam cho đến Tháng Gia đình Hàn Quốc đều truyền tải những thông điệp ý nghĩa và giá trị về gia đình. Hai sự kiện đều đề cao mối quan hệ trong gia đình, các nhân tố kiến tạo nên gia đình. Thông qua đó, mỗi người tự nhận thức được vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân trong tổ ấm. Mặt khác, việc tổ chức những ngày kỷ niệm còn là cơ hội để mọi thành viên trong gia đình có thể dành nhiều thời gian, nhiều sự quan tâm hơn đến người thân và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ trong ngày đặc biệt.
Vai trò của trẻ em, cha mẹ, vợ chồng đều được đề cao trong Tháng Gia đình Hàn Quốc. (Ảnh: iclickart)© Toàn bộ bản quyền bức ảnh này thuộc về iclickart. Những hành vi vi phạm bản quyền tác giả như sử dụng, sao chép, sửa đổi, phân phối trái phép bị nghiêm cấm.
Mặc dù Tháng Gia đình ở Hàn Quốc và Ngày Gia đình ở Việt Nam đều là các ngày đặc biệt, được dành riêng để tôn vinh gia đình, tuy nhiên hai sự kiện này cũng có một số điểm khác biệt dưới đây:
◌ Thời gian: Đây là điều dễ nhận biết nhất của hai sự kiện. Hàn Quốc có Tháng Gia đình với các ngày lễ cụ thể, tôn vinh từng nhân tố quan trọng trong một mái ấm gồm cha mẹ - con cái - vợ chồng, thậm chí là những thầy, người cô đảm nhận vai trò truyền tải tri thức. Còn Việt Nam, Ngày Gia đình được tổ chức một ngày cụ thể để tri ân, gắn kết tất cả các thành viên trong nhà. Ngược lại, trong khi đó, ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức riêng vào ngày 20/11.
◌ Lịch sử, nguồn gốc: Tùy vào hoàn cảnh của mỗi đất nước mà những ngày kỷ niệm trong Tháng gia đình Hàn Quốc và Ngày Gia đình Việt Nam đều có nguồn gốc và lịch sử khác nhau. Tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 28/6 năm 2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Gần một năm sau đó, Ngày Gia đình Việt Nam chính thức được ban hành với quyết định của Phó Thủ tướng Chính phủ vào ngày 4/5/2001.
Về phía Hàn Quốc, từng ngày lễ kỷ niệm đều gắn liền với những câu chuyện riêng. Ví dụ Ngày Thiếu nhi bắt nguồn từ năm 1923 do nhà văn chuyên sáng tác văn học thiếu nhi là Bang Jung-hwan khởi xướng. Ngày Nhà giáo từng được Hội chữ thập đỏ thanh niên (JRC) chỉ định là ngày 26/5 vào năm 1963 trước khi đổi thành là ngày 15/5 vào năm 1965. Hay ngày Cha mẹ đã được đổi tên vào năm 1973 khi trước đó, ngày lễ này bắt nguồn từ ngày của Mẹ (8/5/1956),...
Tháng Gia đình Hàn Quốc và Ngày Gia đình Việt Nam có một số điểm tương đồng thú vị. (Ảnh: Freepik)
◌ Ý nghĩa, mục đích của sự kiện: Với Hàn Quốc, mặc dù là Tháng Gia đình nhưng mỗi ngày lễ đều có ý nghĩa riêng. Ngày Thiếu nhi Hàn Quốc được tổ chức nhằm tạo môi trường thúc đẩy việc nuôi dưỡng tình yêu và phát triển lành mạnh cho trẻ em. Ngày Cha mẹ mang ý nghĩa tri ân, cảm ơn lòng tốt của các bậc cha mẹ, đồng thời tôn vinh đức tính truyền thống tôn trọng người lớn tuổi và người già. Còn Ngày Vợ chồng có ý nghĩa thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ hôn nhân, đồng thời truyền bá văn hóa hôn nhân bình đẳng và dân chủ.
Tại Việt Nam, Ngày Gia đình Việt Nam đề cao trách nhiệm của các lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng toàn thể gia đình thường xuyên quan tâm, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đẩy mạnh công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần vào sự nghiệp và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
◌ Cơ quan chủ trì: Về phía Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, ngành liên quan,... để tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình. Ngược lại, ở Hàn Quốc, từng ngày lễ kỷ niệm sẽ có cơ quan tương ứng đảm nhận như Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) chủ trì Ngày Thiếu nhi và Ngày Cha mẹ; Bộ Giáo dục Hàn Quốc (MOE) chủ trì Ngày Nhà giáo; Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc (MOGEF) đảm nhận chủ trì Ngày Vợ chồng.
◌ Phong tục, văn hóa: Trong quy mô gia đình, cách thức tổ chức lễ kỷ niệm của hai quốc gia có sự khác nhau. Tại Hàn Quốc, Ngày Thiếu nhi là một ngày nghỉ chính thức. Các em nhỏ và người dân sẽ được nghỉ một ngày để nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động vui chơi. Vào Ngày Cha mẹ, con cái tặng đấng sinh thành những đóa hoa cẩm chướng rực rỡ. Đây cũng là cách mà học sinh Hàn Quốc gửi tặng giáo viên - người cha, người mẹ thứ hai trong ngày Nhà giáo. Do đó, Tháng Gia đình Hàn Quốc thường gắn liền với biểu tượng hoa cẩm chướng. Cùng với đó, những lời chúc hay những món quà lưu niệm cũng gửi đến các nhân vật chính của từng ngày lễ tại quốc gia này.
Hoa cẩm chướng trở thành một biểu tượng trong tháng 5 của người Hàn nhằm tri ân, cảm ơn đến cha mẹ, giáo viên. (Ảnh: iclickart)© Toàn bộ bản quyền bức ảnh này thuộc về iclickart. Những hành vi vi phạm bản quyền tác giả như sử dụng, sao chép, sửa đổi, phân phối trái phép bị nghiêm cấm.
Còn ở Việt Nam, Ngày Gia đình không phải là một ngày nghỉ chính thức. Nhưng trong ngày này sẽ có rất hoạt động kỷ niệm và tuyên truyền bởi các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội. Thường thì gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm, gửi những lời chúc tốt đẹp đến các thành viên, thậm chí là tặng những bó hoa hồng tươi thắm, thiệp mừng, quà kỷ niệm,... để khiến ngày lễ thêm phần sinh động.
Những mâm cơm ấm cúng chính là những khoảng khắc ý nghĩa trong Ngày Gia đình Việt Nam. (Ảnh: Pixabay)
Mình nhận thấy cả hai quốc gia đều đề cao gia đình là một tế bào quan trọng của xã hội. Nếu như Hàn Quốc dành riêng từng ngày cho từng nhân tố trong gia đình thì Việt Nam lại dành trọn một ngày cụ thể cho các gia đình. Những sự kiện này đều góp phần tăng cường, kết nối mối quan hệ trong gia đình trở nên khăng khít, gắn bó cũng như nâng cao vai trò và trách nhiệm của gia đình đối với xã hội.
Mỗi khi đến Ngày Gia đình, các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam tích cực tổ chức các hoạt động online lẫn offline dành cho cộng đồng như giới thiệu triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, phong trào hưởng ứng,... Thậm chí có một số chương trình / hoạt động còn được tổ chức trước ngày lễ chính 1 tháng để chào mừng Ngày Gia đình.
Đối với bản thân mình, mình thường gửi lời chúc đến bố mẹ và em của mình nhân dịp đặc biệt này. Bởi việc học tập xa nhà cùng tính chất công việc nên những bữa cơm gia đình quây quần đầy đủ các thành viên của gia đình mình khá hiếm hoi. Tuy nhiên những cuộc gọi thân tình đã truyền thêm sức mạnh và động lực cho tất cả mọi người trong gia đình. Hay riêng trong năm 2023, mình đã tham gia cuộc thi “Cha và Con gái” của Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam. Cuộc thi được tổ chức lần đầu tiên nhằm hưởng ứng, chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 2023. Đến với cuộc thi, mình đã kể những câu chuyện về bố của mình và may mắn là bài dự thi của mình đã chọn đăng tải trong số những bài viết ấn tượng. Đây là trải nghiệm ý nghĩa vì nó đã trao cho mình cơ hội bày tỏ sự biết ơn, tình thương với đấng sinh thành. Hơn trên hết, mình luôn biết rằng gia đình đã dạy dỗ, nuôi nấng, tạo môi trường tốt nhất cho mình được học tập và phát triển.
Bài dự thi của mình cho một cuộc thi chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 2023. (Ảnh: Chụp màn hình từ trang web chính thức của Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam)
Như vậy, thông qua việc so sánh Tháng Gia đình ở Hàn Quốc và Ngày Gia đình Việt Nam, mình hoàn toàn nhận thấy rõ được vị trí của gia đình. Cả hai sự kiện đều là dịp quan trọng để tôn vinh tình cảm gia đình, tăng cường sự hiểu biết và tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Nếu như Tháng Gia đình Hàn Quốc mang đến cho người dân nước bạn một quãng thời gian dài để tri ân người thân thì Ngày Gia đình Việt Nam cũng là một thời điểm tuyệt đẹp để mọi người vun vén, dành trọn sự yêu thương và quan tâm đến tổ ấm.
Dù là 1 tháng hay 1 ngày thì gia đình vẫn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi con người. Hơn trên hết, chúng ta vẫn phải luôn giữ gìn và phát triển tình cảm gia đình mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, không đơn thuần là trong những dịp đặc biệt. Đôi khi chỉ cần một lời quan tâm, một bữa cơm hay một cái ôm cũng đủ để chúng ta gửi đến những tình cảm chân thành, ấm áp cho những người thân yêu nhất.