Tiếng Đức (Deutsch [ˈdɔʏtʃ] ⓘ) là một ngôn ngữ German Tây được sử dụng chủ yếu tại Trung Âu. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; đồng thời là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Luxembourg và tỉnh Opolskie của Ba Lan. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng Đức gồm những ngôn ngữ thuộc nhánh Tây German khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh[8].
Tiếng Đức (Deutsch [ˈdɔʏtʃ] ⓘ) là một ngôn ngữ German Tây được sử dụng chủ yếu tại Trung Âu. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; đồng thời là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Luxembourg và tỉnh Opolskie của Ba Lan. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng Đức gồm những ngôn ngữ thuộc nhánh Tây German khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh[8].
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Vinhomes Thăng Long, khu đô thị Bắc Quốc lộ 32, Dự án nam 32, khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Hinode Royal Park, khu đô thị Sơn Đồng, khu đô thị Tây Đô, khu đô thị An Thịnh, khu đô thị An Khánh - An Thượng, khu đô thị Dầu khí Đức Giang, khu đô thị Dầu khí An Thượng, khu đô thị Mai Linh - Đông Đô, khu đô thị Đại học Vân Canh, khu đô thị Hinode Royal Park...
Ở đây có công viên Thiên đường Bảo Sơn nằm trên đường Lê Trọng Tấn.
Hoài Đức có đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32 (từ km13 + 920 đến km19 + 985), tỉnh lộ 422, 423 chạy qua, đường đê tả Đáy rộng 7m thảm nhựa.
Hiện nay, huyện Hoài Đức đang triển khai xây dựng các tuyến đường vành đai như Đường vành đai 3.5, Đường vành đai 4, Đường Liên khu vực 8, Đường Liên khu vực 1, đường Lại Yên - Vân Canh.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các Tuyến số 3 (Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở), Tuyến số 5 (Hồ Tây - Hòa Lạc), Tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), Tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), Tuyến số 8 (Sơn Đồng - Dương Xá), trong đó Tuyến số 5 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Huyện Hoài Đức là nơi tập trung nhiều làng nghề. Toàn huyện có 52 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 12 làng nghề đã được cấp bằng công nhận. Các làng nghề thuộc nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản chiếm nhiều nhất tập trung ở tất cả các thôn thuộc các xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai, La Phù và nhiều thôn ở các xã Đức Giang, Yên Sở, An Thượng... Trong nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản của huyện rất đa dạng bao gồm nhiều ngành nghề như: làm miến, bún bánh, bột sắn, mạch nha, bột rong, sơ chế sản phẩm từ đường, xay xát và làm gạo, bánh đa nem, nấu rượu, bánh kẹo,... nhóm nghề này vẫn đang hoạt động hiệu quả và phát triển tốt. Ngoài ra, huyện còn có nhiều nghề khác như các làng nghề thuộc nhóm mộc, cơ khí, sinh vật cảnh, dệt may, xây dựng. Riêng các làng nghề thuộc nhóm nghề mây tre đan hoạt động kém hiệu quả số lượng lao động tham gia giảm còn rất ít và dần mai một. Các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng có nghề và ngành nghề ở các địa phương trong huyện:
Hoài Đức có 12 làng nghề đã được cấp bằng công nhận:
Nghệ thuật tranh Kim Hoàng là một trong bốn nghệ thuật tranh: tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh làng Sình.
Kim Hoàng (vùng đất nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) là hợp nhất của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng, xây dựng đình chung vào ngày 3 tháng 2 năm Chính Hòa thứ 22. Tranh Kim Hoàng cũng giống như ba dòng tranh trên, cũng đủ loại như thờ cúng, chúc tụng, châm biếm... Dòng tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỷ mỷ hơn tranh Đông Hồ, màu sắc tươi hơn dòng tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, chàm xanh từ mực tàu hòa với màu nước chàm và các màu lấy từ thiên nhiên... Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy đỏ, giấy hồng điều, giấy tàu vàng... Ví dụ như tranh lợn bột in hình con lợn mình đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh trên giấy nền đỏ tạo một vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh mẽ trong dòng tranh Kim Hoàng. Cũng như các dòng tranh khác, tranh Kim Hoàng cũng dần bị thất truyền. Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này vẫn được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nguyên Phó Chủ tịch hội châm cứu Thế giới
Nguyên Chủ tịch hội châm cứu Việt Nam
Nguyên Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam
Truy Phong: Tử Tước, Lại Bộ Thượng Thư
Bộ trưởng Bộ giáo dục (1946 - 1975).
Huy Đức (sinh 1962) là bút danh một nhà báo Việt Nam, có tên khai sinh là Trương Huy San. Ông đã nổi tiếng với blog bình luận chính trị - xã hội với cái tên Osin, hiện thời là trang Facebook Osin Huyduc.[1][2].
Ông là người gốc Hà Tĩnh, từng tham gia trong quân đội, ông đã có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer đỏ.
Trước khi tham gia vào lĩnh vực báo chí ông là một nhà văn, với các tác phẩm như Dòng sông cụt, Anh ấy sẽ trở về trên báo Văn nghệ Quân đội khi ông còn ở trong quân đội.
Ông bắt đầu làm việc ở báo Tuổi Trẻ, tiếp đó là các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay, Sài Gòn tiếp thị.
Bút danh Huy Đức bắt đầu được công chúng biết đến trên báo Tuổi trẻ khi nhà báo này là phóng viên điều tra phanh phui vụ Đường Sơn Quán, một địa điểm ăn chơi nổi tiếng của nhiều cán bộ cấp cao ở Thành phố Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn]
Sau khi sang làm việc tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, ông cũng có rất nhiều bài viết về các chính sách kinh tế của chính quyền, đặc biệt là loạt bài viết về các PMU và Bộ giao thông Vận tải mà kết cục đúng như phân tích, sau này sự kiện PMU 18 xảy ra.
Chuyển sang báo Sài Gòn Tiếp thị ông tiếp tục những bài viết phân tích về các chính sách của chính quyền, qua các bài viết và phỏng vấn như "Những chiếc ghế nóng", "Đất đai không phải là chiến lợi phẩm"... Cũng trong thời gian này, cùng với trào lưu viết Blog, ông cũng bắt đầu lập Blog của mình có tên là Osin và trở thành một blogger nổi tiếng, có số người truy cập và comment thuộc hạng cao trong các trang blog ở Việt Nam.[3] Vì những một số bài viết của ông, trong đó có bài "Biên giới tháng Hai" ghi lại những gì thu thập ở biên giới Việt-Trung nhân kỷ niêm 30 chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979,[4] ông bị báo Sài Gòn Tiếp thị sa thải vào tháng 8 năm 2009, đồng thời với việc thu hồi thẻ ký giả.[5]
Tháng 5 năm 2012, ông nhận học bổng một năm của chương trình Nieman trao cho một số phóng viên thành đạt và có nhiều triển vọng sang tu nghiệp và nghiên cứu tại Viện Đại học Harvard. Đề mục chính ông theo đuổi là chính sách công, văn chương Hoa Kỳ và lịch sử Việt Nam.[6]
Cuốn sách Bên thắng cuộc[7] do ông biên soạn và cho ra mắt cuối năm 2012 đã gây nhiều chú ý ở Việt Nam lẫn ở Mỹ vì soi xét vào những đề tài không được nhắc tới vì cho là "nhạy cảm chính trị". Ít nhất hai nhà xuất bản tại Việt Nam đã từ chối in tác phẩm này.[3]
Các bài viết trên Blog của ông được nhiều người đọc, đặc biệt là các đồng nghiệp tham gia rất nhiều bàn về các vấn đề lớn của đất nước như biển Đông, bauxite Tây Nguyên, hàng Trung Quốc.
Cũng một phần do blog, ngày 25/8/2009, ông đã phải chấp thuận thôi việc tại báo Sài Gòn Tiếp thị với lý do tổng biên tập đưa ra toà soạn không cùng quan điểm với bài viết Bức tường Berlin trên Blog của ông[8] sau khi có nhiều bài viết mang tính chất thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam (Hãng thông tấn AP)[9]
Qua 2 bài viết có tựa đề lần lượt là "Thanh hay Thăng" và "Tảng Băng Nổi," nhà báo Osin Huy Đức (Trương Huy San) cho là Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đứng đằng sau việc thất thoát hàng tỉ đô la không chỉ ở Tổng Công ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC) mà còn cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) nơi ông Thăng làm chủ tịch Hội Đồng Quản trị (HĐQT) từ 2006 đến 2011.[10]
Ngày 7 tháng 6 năm 2024, công an Việt Nam bắt tạm giam Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" (theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015).[11][12]
Trong ngành báo chí Việt Nam, việc đánh giá lẫn nhau giữa các nhà báo là không nhiều, tuy nhiên sự kiện ông bị thôi việc tại báo Sài Gòn tiếp thị vì nguyên nhân "toà soạn không cùng quan điểm" được giới truyền thông quốc tế chú ý. Các hãng thông tấn lớn đều có nói tới sự kiện này như BBC, AP, VOA, RFA, RFI, Straitstimes...Trong đó đánh giá của hãng thông tấn AP "thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam, thường xuyên đưa các bài chỉ trích lãnh đạo và chính sách của chính phủ".[13]
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đức Tuấn tên thật Phạm Đức Tuấn (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1980 tại Long Xuyên, An Giang), là một ca sĩ Việt Nam. Anh là một trong những ca sĩ trẻ chuyên thể hiện và làm mới những bài nhạc xưa, nhạc tiền chiến, nhạc cách mạng, nhạc trữ tình. Anh có chất giọng nam cao (tenor)[1]. Đức Tuấn là nghệ sĩ đã thắng 2 lần tại giải Cống hiến và cũng là một trong hai nghệ sĩ nhận được 10 đề cử, cùng Đỗ Bảo đứng thứ năm trong danh sách những người được đề cử nhiều nhất.
Năm 1995 anh vào TP Hồ Chí Minh học trường chuyên Lê Hồng Phong. Năm 2000, lúc mới 20 tuổi, anh đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh khi đang học tại Đại học Ngoại thương. Sau đó, anh cộng tác với phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết, thể hiện nhiều ca khúc được người nghe, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng như ca sĩ Ánh Tuyết đánh giá tốt với những ca khúc của Phạm Đình Chương và Nguyễn Ánh 9[2].
Năm 2009, Đức Tuấn ra album Music of the Night - The Broadway Album là một tuyển tập 11 bài hát được trích từ 9 vở nhạc kịch nổi tiếng. Liveshow cùng tên được diễn ra vào cuối năm 2009 với ê-kíp thực hiện hầu hết là các nghệ sĩ nước ngoài, đạo diễn bởi Tất My Loan[3], biên đạo múa nghệ sĩ Tấn Lộc[4] và chỉ huy dàn nhạc bởi Paul Bateman[5].
Đức Tuấn nhận cú đúp tại giải Cống hiến năm 2009. Anh đã trở thành "Ca sĩ của năm" đồng thời ẵm luôn giải "Album". Những cống hiến của Đức Tuấn suốt 10 năm đã được nhìn nhận.[6]
Năm 2012, anh là một trong bảy ca sĩ tham gia chương trình Hợp ca tranh tài được phát trên VTV3. Anh tham gia trong vai trò là người dẫn dắt dàn hợp ca Long Xuyên, An Giang (quê hương của anh). Trong suốt thời gian tham gia chương trình, dàn hợp ca của anh luôn biến hóa không ngừng qua từng vòng thi, và đã xuất sắc lọt Top 3 dàn hợp ca xuất sắc nhất vào chung kết. Dàn hợp ca của anh cũng có phong độ ổn định nhất vì là dàn hợp ca duy nhất trong Top 3 chưa từng đứng trong vòng nguy hiểm. Chung cuộc dàn hợp ca của anh đoạt vị trí Á quân.[7]
Năm 2022, Đức Tuấn được vinh danh trong chương trình Con đường âm nhạc của VTV số tháng 6.[8]