Trường Bùi Thị Xuân Nha Trang

Trường Bùi Thị Xuân Nha Trang

Đô đốc Bùi Thị Xuân là người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân chính là một trong số những nữ anh hùng kiệt xuất nhất, với những chiến công hiển hách được lưu truyền trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: "Ngay từ thời thiếu nữ, Bùi Thị Xuân đã là người có thiên hướng về võ nghệ và bà đã thực hiện chí hướng ấy của mình bằng cách rất chăm tập luyện võ nghệ. Thầy dạy võ của nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là vị quan đô thống nổi tiếng thời bấy giờ: Ngô Mãnh. Với tài năng võ nghệ và với sự luyện rèn thì không lấy làm lạ khi phong trào Tây Sơn khởi dấy, Bùi Thị Xuân đã nhanh chóng trở thành nữ tướng dưới cờ của Tây Sơn tam kiệt. Và ngay từ khi cùng chồng là Trần Quang Diệu tham gia phong trào nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 thì với tư cách là nữ tướng, Bùi Thị Xuân còn được nhận thêm 1 danh hiệu nữ tướng nữa ngoài danh hiệu Nữ tướng áo đỏ, đó là danh hiệu Nữ tướng "Tượng binh".

Đô đốc Bùi Thị Xuân là người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân chính là một trong số những nữ anh hùng kiệt xuất nhất, với những chiến công hiển hách được lưu truyền trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc: "Ngay từ thời thiếu nữ, Bùi Thị Xuân đã là người có thiên hướng về võ nghệ và bà đã thực hiện chí hướng ấy của mình bằng cách rất chăm tập luyện võ nghệ. Thầy dạy võ của nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là vị quan đô thống nổi tiếng thời bấy giờ: Ngô Mãnh. Với tài năng võ nghệ và với sự luyện rèn thì không lấy làm lạ khi phong trào Tây Sơn khởi dấy, Bùi Thị Xuân đã nhanh chóng trở thành nữ tướng dưới cờ của Tây Sơn tam kiệt. Và ngay từ khi cùng chồng là Trần Quang Diệu tham gia phong trào nghĩa quân Tây Sơn từ năm 1771 thì với tư cách là nữ tướng, Bùi Thị Xuân còn được nhận thêm 1 danh hiệu nữ tướng nữa ngoài danh hiệu Nữ tướng áo đỏ, đó là danh hiệu Nữ tướng "Tượng binh".

Vị trí tòa nhà 167-169 Bùi Thị Xuân

Bùi Thị Xuân là tuyến phố nổi tiếng của Hà Nội, thuộc khu vực trung tâm, một trong những tuyến phố trọng điểm của quận Hai Bà Trưng, vì thế việc kết nối đến các tuyến đường lớn trong khu vực và các quận lân cận vô cùng dễ dàng.

Những thông tin mới nhất về tòa nhà văn phòng cho thuê được chúng tôi cập nhật thường xuyên tại Fanpage của Officespace, quý khách vui lòng truy cập: https://www.facebook.com/officespace.vn

Bùi Thị Xuân (裴氏春; 1752[1] – 1802) là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư,[2] là chính thất của Thái phó Trần Quang Diệu và là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.

Bùi Thị Xuân là con của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên bằng chú, người thôn Xuân Hòa, một thôn nằm về phía đông Phú Phong (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Sinh ra trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ. Tương truyền bà vừa có sức mạnh vừa có sắc đẹp, nữ công khéo, chữ viết đẹp, nhưng thích làm con trai, thích múa kiếm đi quyền. Lại nghe kể chuyện bà Trưng bà Triệu cỡi voi đánh giặc, Bùi Thị Xuân náo nức muốn được theo gương bà Triệu bà Trưng, luyện đánh voi ra trận. Còn những chuyện Tô Tiểu Muội cùng chồng xướng họa, chuyện bà Mạnh Quang cử án tề mi thì Bùi Thị Xuân cho là nhảm nhí. Lúc nhỏ đi học thường mặc áo con trai. Lớn lên tự may kiểu áo các nữ hiệp vẽ trong sách mà mặc.

Năm 12 tuổi, Bùi Thị Xuân đến trường học chữ. Bị đùa cợt, Bùi Thị Xuân cả thẹn, vung quyền đánh vào mặt hai người sanh sự rồi trở về nhà. Từ ấy bỏ học chữ, ở nhà chuyên học võ.

Từ khi bỏ học văn thì đêm đêm có một lão bà đến dạy. Dạy từ đầu hôm đến gà gáy lần thứ nhất thì bà lão lui gót. Không ai hiểu lai lịch ra sao. Suốt ba năm trời, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến cũng đi đúng giờ giấc. Dạy quyền, dạy song kiếm. Rồi dạy cách nhảy cao nhảy xa. Nhảy cao thì cột hai bao cát nơi chân mà nhảy, ban đầu bao nhỏ rồi đổi bao to dần, cuối cùng mới nhảy chân không. Còn nhảy xa thì ban đầu dùng sào, sau dùng tre tươi ngoài bụi, níu đọt uốn cong xuống thấp rồi nương theo sức bung của cây mà nhảy. Đêm học ngày tập, đến 15 tuổi thì tài nghệ đã điêu luyện. Theo cụ Bùi Sơn Nhi ở Xuân Hòa thì đó là bà cao tổ của ông Hương mục Ngạc, một võ sư trứ danh ở An Vinh thời Pháp thuộc.

Sau khi luyện tập võ nghệ thuần thục, Bùi Thị Xuân bèn rủ một số chị em khác trong vùng đến nhà mình luyện quyền múa kiếm. Đệ tử của bà ban đầu còn ít, dần dần lên đến vài chục người. Tài nghệ đã tinh mà cách đối xử, cách dạy dỗ lại đứng đắn nên Bùi Thị Xuân được chị em kính yêu, quý trọng. Trong số đệ tử xuất sắc có bà Bùi Thị Nhạn.

Năm 1771, Bùi Thị Xuân lúc 20 tuổi đã dùng kiếm để giải nguy cho Trần Quang Diệu khi vị tráng sĩ này bị một con hổ dữ tấn công. Và cũng từ lần gặp này mà hai người trở thành vợ chồng khi ông Diệu đến ở nhà người con gái Xuân Hòa để trị thương, rồi cùng nhau về tòng quân dưới ngọn cờ Tây Sơn ở chiến khu Phú Lạc.

Năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần thứ 6, tức năm 1771, Nguyễn Nhạc được các người cùng hợp tác và các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát.

Với tài nghệ (ngoài tài kiếm thuật, bà còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi, quản tượng của bà chăm sóc, huấn luyện hàng chục con voi chiến) cộng với lòng dũng cảm, Bùi Thị Xuân cùng chồng nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ buổi đầu.

Tháng 7 năm 1775, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh Phú Yên. Nguyễn Huệ liền giao Tây Sơn cho Bùi Thị Xuân và Võ Đình Tú quản đốc, đem quân đánh Phú Yên. Quân Nguyễn tan vỡ, Tống Phúc Hiệp phải rút về Hòn Khói. Bùi Công Kế ở Bình Khang và Tống Văn Khôi từ Khánh Hòa đem quân ra chiếm lại Phú Yên đều thất bại, Kế bị bắt sống còn Khôi tử trận.

Tháng 11 năm 1775, Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân dấy binh chiếm lại phủ Thăng Bình và phủ Điện Bàn, Quảng Nam. Bùi Thị Xuân và Võ Đình Tú tiến cử Đặng Xuân Phong. Nguyễn Nhạc liền sai Đặng Xuân Phong đi đánh dẹp. Không phải dùng nhiều công sức, Đặng Xuân Phong mới xáp chiến trận đầu là lấy ngay được Thăng Bình rồi Điện Bàn. Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân đều tử trận.

Năm 1785, Bùi Thị Xuân cùng chồng ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút đánh tan 2 vạn quân Xiêm La, cũng đã lập đại công. Vợ chồng ông điều khiển bộ binh, tướng Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Huệ chỉ huy thủy quân. Bùi Thị Xuân đã chém bay đầu tướng Xiêm là Lục Côn.

Theo tài liệu, trong trận đại phá quân Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân do vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) chỉ huy.[3]

Trong những năm tiếp theo, bà cùng chồng cầm quân đi đánh dẹp các phe chống đối vương triều mới (nhà Tây Sơn), trong số đó có lực lượng của hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Chỉ cấu kết với Tù trưởng Bảo Lạc (Hà Tuyên)...

Giữa lúc nhà Tây Sơn đang từng bước ổn định tình hình trong nước, ngày 29 tháng 7 năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Kể từ đấy, vương triều này bắt đầu suy yếu do vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) còn nhỏ, lại bị người cậu ruột là Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền.

Thời gian này, Bùi Thị Xuân được cử vào trấn thủ Quảng Nam, còn chồng bà (Trần Quang Diệu) thì được cử vào Diên Khánh chống ngăn quân Nguyễn. Đến khi nghe tin cha con Bùi Đắc Tuyên bị tướng Võ Văn Dũng bắt giết, Trần Quang Diệu cả sợ, phải kéo quân về kinh đô đóng ở bờ Nam sông An Cựu, thì bà cũng nhận được lệnh hồi triều.

Nghe mật thám báo tin nội bộ nhà Tây Sơn đang lục đục, chúa Nguyễn Phúc Ánh liền tổ chức ngay những cuộc tấn công. Nhưng quân Nguyễn vừa tiến vào thành Quảng Nam thì bị đánh một trận tơi bời. Tức tối vì thua mưu trí đàn bà, chúa Nguyễn thề sẽ sớm rửa mối nhục.[4] Thấy Chúa Nguyễn rút lui hết, đến lúc ấy, Bùi Thị Xuân mới kéo quân về Phú Xuân để cùng chồng dàn xếp việc triều chính...

Mùa xuân năm 1802, vua Cảnh Thịnh sai em là Nguyễn Quang Thùy vào trấn giữ Nghệ An, còn tự mình cầm quân đi đánh chiếm lại Phú Xuân. Trong chiến dịch này, Bùi Thị Xuân được lệnh đem 5.000 quân đi hộ giá.

Thấy thế trận ngày càng bất lợi, Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh riết vào lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Phúc Ánh đang cố thủ, từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi. Lúc bấy giờ chúa Nguyễn cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân. Nào ngờ vua Cảnh Thịnh thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh. Bùi Thị Xuân bèn nắm áo ngự bào của nhà vua để khuyên cố đánh. Nhưng khi nghe tin tướng Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình), cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng thì đội quân của bà hốt hoảng bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy...

Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế. Nhưng ngờ đâu nhà Tây Sơn sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa...[5]

Được tin đại quân Tây Sơn thua to ở Trấn Ninh, Tư đồ Vũ Văn Dũng và chồng Bùi Thị Xuân là Thái phó Trần Quang Diệu, dù biết không thể giữ được Quy Nhơn nhưng vẫn gắng gượng đến tháng 3 cùng năm trên mới rời bỏ thành, đem binh tượng đi đường thượng đạo qua Ai Lao ra Nghệ An, ý là để hội quân với vua Cảnh Thịnh cùng lo chống giữ.

Trước khi trích dẫn tài liệu của một giáo sĩ phương Tây tên là De La Bissachère (nghe kể lại buổi hành hình) được viết năm 1807, mô tả lại cái chết của mẹ con bà Bùi Thị Xuân, sử gia Phạm Văn Sơn đã có lời giới thiệu như sau:

Trích tài liệu của giáo sĩ De La Bissachère:

Sau đó Nguyễn Ánh thấy không giết được Bùi Thị Xuân bèn cho lấy dây sắt quấn người bà vào cột rồi cho thiêu chết một cách dã man.

Công luận bình phẩm, hầu hết đều khen ngợi oai danh và tiết tháo của Bùi Thị Xuân. Theo sử liệu, sở dĩ được vậy là vì trong cuộc đời bà có mấy sự việc đáng chú ý sau:

Gặp năm mất mùa, nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam sinh loạn, quan quân địa phương không kiềm chế nổi. Triều thần lập tức tiến cử Bùi Thị Xuân ra nơi đó làm Trấn thủ. Đến nơi, bà tự mình đi thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hối lộ... bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Ngoài ra, bà còn ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng những nhóm người nổi dậy, và mạnh dạn ra tuyên cáo rằng: Ai vác cày bừa, nông cụ thì được coi là dân lành... Vì thế nạn trộm cướp và chống đối ở Quảng Nam (nhất là ở huyện Quế Sơn) nhanh chóng chấm dứt, dân chúng lại được yên ổn làm ăn...[8]

Thái sư Bùi Đắc Tuyên, người làng Xuân Hòa (huyện Tuy Viễn), là cậu của vua Cảnh Thịnh và là chú của Đô đốc Bùi Thị Xuân. Năm 1795, ông bị Võ Văn Dũng giết chết vì tội chuyên quyền. Bấy giờ có nhiều người nghi ngại Bùi Thị Xuân, vì bà là cháu ruột của Đắc Tuyên. Nhưng khác với những gì xầm xì, bà đã không hề thù oán người giết chú ruột mình, cũng như lợi dụng sự rối ren đó mà đi theo đối phương hay tìm nơi cát cứ...[9]

]] Chữ đậm===Nỗ lực đến giây phút cuối cùng=== Đề cập đến tinh thần quyết chiến của Bùi Thị Xuân trong trận Trấn Ninh (1802), trong bài thơ dài Bùi phu nhân ca của danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1854-1922) có đoạn:

Ngoài thái độ hiên ngang khi bị hành hình, người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí:

Tên bà được đặt cho nhiều đường phố trên cả nước, đặc biệt, tên bà còn được đặt cho con đường đi qua THPT cùng tên ở Đà Lạt – nơi đào tạo ra những học sinh tài năng. Không những vậy, tên bà còn được đặt cho một ngôi trường THPT nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh, học sinh của ngôi trường này vinh dự được học tập dưới mái trường mang tên của vị nữ tướng anh hùng Bùi Thị Xuân nguyện cố gắng tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy mà ra sức phấn đấu học tập hết mình, xây dựng đất nước ngày càng phát triển và vững mạnh hơn.

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}

Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, Đà Lạt là một trường trung học phổ thông công lập nằm trên đường Bùi Thị Xuân, phường 2, thành phố Đà Lạt. Trường được thành lập vào năm 1952 và từng là trường nữ trung học công lập đầu tiên tại Tây Nguyên. Hiện nay, trường được xem là một trong những trường học lớn, số lượng học sinh đông và có tuổi đời lâu nhất của thành phố này. Trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt là ngôi trường có bề dày truyền thống, là trường điểm, có chất lượng đào tạo cao hàng đầu, một trong những trường trọng điểm về cải cách giáo dục và thực hiện thí điểm phân ban của thành phố Đà Lạt cũng như tỉnh Lâm Đồng[1]. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm 2012.[2]

Sau khi chính phủ Liên bang Đông Dương trao trả vùng Cao nguyên Trung phần cho chính phủ Quốc gia Việt Nam (30/05/1949), ngày 15/04/1950, Quốc trưởng Bảo Đại ký Dụ số 6-QT/TD thành lập Hoàng triều Cương thổ với thủ phủ là Đà Lạt. Hệ thống giáo dục công lập bậc trung học tại Đà Lạt lúc này chỉ có 2 trường: trường Lycée Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) chỉ giảng dạy tiếng Pháp và trường Lycée Bảo Long (tiền thân của trường nam trung học Trần Hưng Đạo) chỉ tiếp nhận học sinh từ trường Thiếu sinh quân Đà Lạt. Để đáp ứng nhu cầu học tập cho con em người Việt Nam ở đây, chương trình Trung học Việt Nam đã được thiết lập với sự ra đời của trường Trung học Việt Nam (Lycée Vietnamien) vào tháng 09/1952, tiền thân của trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt ngày nay với địa điểm đầu tiên tại trường Tây Hồ (nay là trường THCS Phan Chu Trinh). Lúc này, trường chỉ có duy nhất 1 lớp Đệ thất (lớp 6). Trường trở thành một trong 3 trường trung học công lập của Đà Lạt lúc bấy giờ là trường Lycée Yersin và trường Lycée Bảo Long.

Năm 1953, trường chuyển sang mượn tạm địa điểm tại trường tiểu học bổ túc Đà Lạt (nay là trường tiểu học Đoàn Thị Điểm). Lúc bấy giờ trường có 3 lớp: 2 lớp Đệ thất (lớp 6) và 1 lớp Đệ lục (lớp 7).

Năm 1954, trường được chuyển về địa điểm hiện nay, lúc đó vừa mới được xây xong. Trường lấy tên là trường Phương Mai - tên của công chúa, con gái Quốc trưởng Bảo Đại và chỉ có một dãy nhà A gồm 10 phòng học. Do hệ quả của Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20/07/1954, rất nhiều người dân đã di cư từ phía Bắc vào miền Nam và định cư tại Đà Lạt, số học sinh của trường vì vậy cũng tăng lên khiến trường phải mở thêm các lớp Đệ ngũ (lớp 8), Đệ tứ (lớp 9).

Năm 1955, khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế sau một cuộc Trưng cầu dân ý do chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức vào tháng 5, trường Phương Mai được đổi tên thành trường Quang Trung.[5] Trường mở thêm Đệ nhị cấp (Tương đương cấp THPT hiện nay).

Năm 1957, trường Quang Trung được đổi tên thành trường Bùi Thị Xuân. Theo quyết định của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa năm ấy, các nam sinh của trường được chuyển sang trường nam trung học Trần Hưng Đạo (nay là Trường Đại học Yersin), trường Bùi Thị Xuân trở thành trường nữ trung học công lập đầu tiên của Đà Lạt và của cả khu vực Tây Nguyên lúc bấy giờ.

Từ năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhà trường không ngừng lớn mạnh về cơ sở vật chất, quy mô đào tạo và chất lượng giáo dục.

Từ những năm 1990, trường có cả hai cấp học với các tên gọi Trường phổ thông cấp II-III Bùi Thị Xuân, Trường trung học cơ sở & trung học phổ thông Bùi Thị Xuân.

Từ ngày 06/08/2010, thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, trường Bùi Thị Xuân chỉ có một cấp học duy nhất là cấp Trung học phổ thông.

Hình thành và phát triển trong giai đoạn đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, hòa cùng nhân dân toàn miền Nam trong nhiệm vụ thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến đến hòa bình thống nhất đất nước, thầy và trò trường Bùi Thị Xuân - Đà Lạt đã cùng nhân dân và học sinh sinh viên Đà Lạt tham gia vào các cuộc đấu tranh bạo động và bất bạo động nhằm giành chính quyền về tay nhân dân.

16/01/1965, nhằm hưởng ứng phong trào sục sôi chống Mỹ, chống chính quyền bù nhìn Trần Văn Hương ở Sài Gòn, Huế, Nha Trang, các nòng cốt cơ sở học sinh của nhà trường đã cùng với học sinh các trường Trần Hưng Đạo, Thăng Long, Bồ Đề và một số sinh viên Viện Đại học Đà Lạt thành lập "Lực lượng học sinh, sinh viên liên trường Đà Lạt" tiến hành các cuộc bãi khóa, xuống đường biểu tình với truyền đơn, biểu ngữ chống chính quyền Trần Văn Hương, khi đoàn biểu tình đi đến ngã ba Phan Đình Phùng - Hàm Nghi (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi) đã bị lực lượng cảnh sát giã chiến và lính địa phương bao vây đàn áp làm 6 học sinh bị thương, 80 học sinh bị bắt. Ban lãnh đạo "Lực lượng học sinh, sinh viên liên trường Đà Lạt" đã tổ chức phát thanh tuyên truyền, kêu gọi binh lính, đồng bào, giới học sinh sinh viên thị xã Đà Lạt bãi khóa, bãi thị, đình công đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn đàn áp học sinh - sinh viên.

03/1965, học sinh trường trung học Bùi Thị Xuân đã cùng với học sinh sinh viên Phật tử và hàng nghìn học sinh sinh viên trong thị xã Đà Lạt phát động phong trào "Rước đuốc thiêng", tuần hành từ chùa Linh Sơn đi khắp các đường phố chính của thị xã Đà Lạt nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo (Công điện số 9195 về việc Cấm treo cờ tôn giáo & Cuộc tàn sát Phật tử trước đài phát thanh Huế trong ngày lễ Phật Đản 2507) của Chính quyền Sài Gòn.

04/1965, học sinh nhà trường đã cùng với học sinh sinh viên Đà Lạt tuyên truyền vận động chống lại trò hề bầu cử Hội đồng thị xã Đà Lạt của chính quyền VNCH, góp phần làm cho ngày bầu cử ảm đạm với hơn một nửa số cử tri không tham gia bầu cử.

Từ tháng 3 - tháng 5/1966, học sinh trường Bùi Thị Xuân cùng với học sinh các trường Trần Hưng Đạo, Thăng Long,... sinh viên Viện Đại học Đà Lạt và nhân dân thị xã Đà Lạt đã tuần hành biểu tình, mít tinh, tuyệt thực phản đối chính quyền Sài Gòn đàn áp cuộc đấu tranh ở Quy Nhơn, tổ chức những đêm không ngủ mang tên "đêm ý thức cách mạng" tại khu Hòa Bình - chợ Đà Lạt với hàng trăm biểu ngữ, khẩu hiệu bằng tiếng Việt, Pháp, Anh đòi hòa bình, dân chủ, đòi Mỹ rút quân về nước, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Đà Lạt. Đấu tranh bạo động khi chính quyền Sài Gòn huy động cảnh sát dã chiến đến giải tán cuộc đấu tranh của quần chúng đang diễn ra ở khu Hòa Bình.

28/9 - 03/10/1971, học sinh của trường cùng với các tầng lớp nhân dân Đà Lạt tổ chức nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, những đêm không ngủ, hát vang những bài ca yêu nước do học sinh, sinh viên sáng tác, rải truyền đơn, căng biểu ngữ, phân phát bản Tuyên bố chung; mỗi ngày tổ chức 3 buổi phát thanh để phản đối cuộc bầu cử độc diễn ngày 03/10 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thông báo tình hình đấu tranh, kêu gọi nhân dân trong ngày bầu cử không đi bỏ phiếu. v.v...

Hoạt động cổ vũ tinh thần yêu nước còn diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động báo chí, văn nghệ của nhà trường. Báo chí của trường thường viết về hòa bình, tự do, tình yêu quê hương, ôn lại những trang sử anh dũng, hào hùng của dân tộc Việt Nam,... Trường thường tổ chức các buổi nói chuyện, hùng biện, thuyết trình về tác phong thanh niên mới, tuyên truyền giáo dục chống lại văn hoá nô dịch của Mỹ. Học sinh của trường còn tham gia diễn văn nghệ, nhạc kịch nhằm tuyên truyền đấu tranh tại các rạp hát Hoà Bình, Ngọc Hiệp tại Đà Lạt và được quần chúng hoan nghênh, ủng hộ.

Một số học sinh của trường đã hy sinh trong khi chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ và bọn tay sai[7]. Những giáo viên, học sinh tiêu biểu trong tham gia đấu tranh chống Mĩ của nhà trường là: thầy Võ Văn Điểm, thầy Võ Quang Nghĩa, em Lê Thị Hẹ Em, em Võ Thị Mai, em Tôn Nữ Thị Nghĩa.[8]

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các hoạt động xã hội, chính trị của nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ. Các hoạt động bao gồm: Xây dựng Nhà tình thương; Thăm viếng, chăm sóc phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đà Lạt; Xây dựng quỹ học bổng Bùi Thị Xuân; Ra quân xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp; Cứu trợ, quyên góp cho đồng bào vùng bị thiên tai, bão lụt, đồng bào nghèo gặp khó khăn; hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng bào ở xã Tà Nung - tp. Đà Lạt, xã Đạ Chairs - huyện Lạc Dương,... Diễn văn nghệ giao lưu tại xã Tà Nung - tp. Đà Lạt, xã Lát - huyện Lạc Dương; kết nghĩa, giúp đỡ chuyên môn và hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường ở xã Đạ Tông - huyện Đam Rông, trường THPT Langbiang - huyện Lạc Dương, trường TH & THCS Păng Tiêng - huyện Lạc Dương...

Trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt tọa lạc ở 1 địa điểm duy nhất tại địa chỉ 242 Bùi Thị Xuân - Phường 2 -Thành phố Đà Lạt. Toàn bộ khuôn viên nhà trường nằm trên khu đất có diện tích 49.508 mét vuông, đây là trường trung học có diện nhất lớn nhất thành phố. Hiện nay, một diện tích nhỏ đất của nhà trường đang bị người dân lấn chiếm trái phép.

Kiến trúc chính của trường là 4 dãy nhà, bao gồm các dãy nhà A, B, C là 3 dãy nhà học chính gồm 2 tầng tạo thành hình chữ U bao bọc lấy sân trường, và dãy nhà D gồm 3 tầng là dãy nhà mới được xây dựng theo hình chữ L chạy từ cánh hữu của cổng chính ra phía sau dãy nhà B. 4 dãy nhà được sơn màu hồng đặc trưng, nối với nhau bằng các dãy hành lang và hệ thống mái che để thuận tiện cho việc di chuyển giữa các khối nhà. Tổng diện tích phòng học của trường là 3.754 mét vuông với 49 phòng học chính phân bố trên 3 dãy nhà A, B, C. 8 phòng thực hành thí nghiệm riêng biệt cho từng bộ môn gồm: 1 phòng Công nghệ, 1 phòng Hóa học, 1 phòng Sinh học, 2 phòng Vật lý, 3 phòng Tin học, cùng với 5 phòng nghe nhìn, phòng Dinh dưỡng, hệ thống các phòng hành chính, phòng y tế, phòng truyền thống, phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng và hội trường, các kho thiết bị được tích hợp trên dãy nhà D (ngoại trừ phòng bộ môn Công nghệ nằm trên dãy nhà C). Các kiến trúc được bố trí nằm tách biệt với 4 dãy nhà trên là nhà thư viện, văn phòng Đoàn, phòng bảo vệ, nhà giữ xe cho giáo viên và học sinh, căn tin, nhà đa chức năng và hệ thống nhà vệ sinh. Tổng số phòng học được trang bị các thiết bị nghe nhìn hiện đại là 38 phòng.

Trường có 2 khu vực hoạt động thể chất là khu vực thể chất trong nhà và ngoài trời, 2 khu vực này nằm phía sau dãy nhà C. Khu hoạt động thể chất trong nhà là một tòa nhà đa chức năng rộng 548 mét vuông cung cấp không gian cho các hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, giáo dục hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Khu vực hoạt động thể chất ngoài trời của trường bao gồm 1 sân bóng đá, 1 sân bóng rổ, 1 sân tích hợp bóng chuyền và bóng rổ, 2 đường nhảy xa, chạy đà và một đường chạy bộ bao quanh sân bóng đá.

Toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng kiên cố, khuôn viên trường được bao bọc bởi hệ thống hàng rào xây dài 1467m và hệ thống cây xanh tách biệt với bên ngoài, tạo thành một môi trường học tập và làm việc tốt cho học sinh và giáo viên. Trường hiện đã được phủ sóng WiFi.

Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với hiệu trưởng là thầy Nguyễn Hữu Hóa và 3 phó hiệu trưởng là thầy Trịnh Hoài Duy, cô Võ Thị Thanh Hiếu, thầy Phạm Hữu Luật.[11] Công tác giáo dục được phân chia thành 13 tổ bộ môn riêng biệt với 87 giáo viên (theo thống kê năm học 2014-2015) đều đạt chuẩn và trên chuẩn (trình độ cử nhân và thạc sĩ) bao gồm: Toán học (14 giáo viên), Vật lý (11 giáo viên), Hóa học (10 giáo viên), Sinh học (6 giáo viên), Công nghệ (2 giáo viên), Ngữ văn (9 giáo viên), Lịch sử (5 giáo viên), Địa lý (3 giáo viên), Giáo dục công dân (3 giáo viên), Tiếng Anh (11 giáo viên), Tin học (5 giáo viên), Giáo dục thể chất (4 giáo viên), Giáo dục quốc phòng (3 giáo viên). Ngoài ra còn các phòng ban thực hiện công tác phục vụ vận hành trường gồm: Văn thư, Kế toán, Thủ quỹ, Y tế, Thư viện, Bảo vệ, Lao công.

Trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt đào tạo học sinh theo một hệ duy nhất là hệ trung học phổ thông không chuyên kéo dài 3 năm thuộc quyền quản lý của trường Bùi Thị Xuân - Đà Lạt và Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng. Học sinh đã tốt nghiệp cấp trung học cơ sở muốn nhập học tại trường phải tuân theo các phương thức tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng ban hành. Nhà trường tuân thủ theo chương trình giáo dục dành cho học sinh cấp THPT do Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng quy định; luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục và phối hợp giáo dục học sinh.

Trường thực hiện đào tạo ngôn ngữ Pháp cho học sinh đến hết năm học 2012-2013 thì chấm dứt. Theo quyết định của Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng, toàn bộ học sinh lớp tiếng Pháp của trường được chuyển sang học chuyên tiếng Pháp tại trường THPT chuyên Thăng Long - Đà Lạt từ năm học 2013-2014.

Ngoài chương trình học chính khóa, trường Bùi Thị Xuân - Đà Lạt còn tổ chức cho học sinh các hoạt động phong phú, đa dạng giúp giáo dục toàn diện học sinh như hoạt động giáo dục hướng nghiệp, học nghề, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ, hoạt động thi trên mạng trực tuyến quốc gia, bồi dưỡng học sinh giỏi, học ngoài giờ chính khóa, thi thử đại học, sinh hoạt các câu lạc bộ học tập, hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tham quan thực tế, các hoạt động tập dượt và nghiên cứu khoa học,...

Học sinh sau khi đã hoàn thành chương trình giáo dục tại trường hoàn toàn có đầy đủ khả năng theo học tại các môi trường giáo dục đào tạo trong nước và quốc tế.

Nhà trường hiện đang thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.

Ngày 23/12/1980, trường vinh dự đón tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Năm 1983, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm và động viên thầy trò của trường.[12]

Năm học 2006-2007 và 2007-2008, trường nhận bằng khen của Bộ Giáo dục. Từ đó đến nay, trường nhận được nhiều bằng khen của tỉnh Lâm Đồng và của các cơ quan ban ngành khác.

Ngày 29/12/2011, giáo sư Trần Văn Khê đã đến thăm và nói chuyện về chủ đề "Văn hóa ứng xử học đường" với thầy, trò trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt.[13]

Ngày 17/11/2012, trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt đón nhận bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia.

Ngày 03/09/2013, trường đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về tham dự lễ khai giảng năm học 2013-2014.[14]

Ngày 19/11/2017, trường được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.[15]

Hằng năm, đội tuyển học sinh giỏi của trường tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt từ 25-30 giải, số lượng học sinh của nhà trường đạt danh hiệu Học sinh giỏi Quốc gia ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp nhiều năm đạt 100%; nhiều học sinh của trường đậu thủ khoa Kỳ thi THPT Quốc gia toàn tỉnh Lâm Đồng, tỷ lệ học sinh đỗ nguyện vọng 1 các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp của nhà trường hằng năm đạt trên 85% - ở tốp đầu của tỉnh.

Trong những năm học gần đây, trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt luôn có nhiều nhóm học sinh tham gia nghiên cứu khoa học với các đề tài đạt giải cấp tỉnh và cấp quốc gia[16], tiêu biểu, năm học 2016 - 2017, học sinh của trường đã có 01 đề tài nghiên cứu khoa học (công trình Kính thông minh hỗ trợ người khiếm thị) đạt giải Nhì trong cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng toàn quốc lần thứ 12 của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), 01 giải Nhất cấp quốc gia học sinh thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn…[17]

Hoạt động thể dục thể thao của nhà trường cũng như của ngành và địa phương đều đạt thành tích cao, cụ thể, trong Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh năm 2012, trường đã đạt giải Nhì toàn đoàn.

Trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt là một trong những trường mạnh trong các phong trào hoạt động ngoại khóa so với các trường trên địa bàn thành phố Đà Lạt [cần dẫn nguồn]. Tất cả các hoạt động ngoại khóa của học sinh trường Bùi Thị Xuân - Đà Lạt đều do ban giám hiệu và Ban chấp hành Đoàn trường Bùi Thị Xuân phụ trách.

Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức cho học sinh rất đa dạng, phong phú: Hội thi làm lồng đèn Trung thu, Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội trại kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội chợ xuân, Giải bóng đá nam toàn trường, Cuộc thi Rung chuông vàng, Cuộc thi Học sinh Bùi Thị Xuân thanh lịch, các câu lạc bộ học tập môn Tin học, Toán học, Vật lý, Tiếng Anh,... câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật, giao lưu với các trường bạn trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng... Trường còn mời lực lượng công an đến tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các chuyên gia đến tư vấn hướng nghiệp, giáo dục giới tính và kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh của trường còn là lực lượng hùng hậu tham gia vào các hoạt động của thành phố Đà Lạt, các hoạt động do Thành Đoàn Đà Lạt tổ chức, các hoạt động hưởng ứng, phục vụ cho Festival Hoa Đà Lạt, Kỷ niệm hình thành và phát triển thành phố,...và luôn đạt được thành tích cao. [cần dẫn nguồn]

Ngoài ra, các tổ chuyên môn của trường còn tổ chức các buổi thực tế cho học sinh tại các viện bảo tàng, các khu bảo tồn sinh học, vườn quốc gia,... trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Nhiều giáo viên giỏi, đã trở thành cán bộ lãnh đạo của ngành hoặc được chọn làm cán bộ nòng cốt của Sở Giáo dục & Đào tạo trong chuyên môn:

Nhiều học sinh lớn lên dưới mái trường này, đã trưởng thành và đạt được thành công trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục: