Những người làm nghề kinh doanh buôn bán đều có niềm tin rất mạnh vào chuyện tâm linh bởi quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” từ xa xưa.
Những người làm nghề kinh doanh buôn bán đều có niềm tin rất mạnh vào chuyện tâm linh bởi quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” từ xa xưa.
Thắp nhang cầu khấn hàng ngày cũng là một cách đơn giản để hóa giải buôn bán ế ẩm, kinh doanh không có khách. Nhiều người làm kinh doanh rất tin tưởng việc chăm chỉ thắp hương, cúng một số loại bánh trái ngọt (không cần đồ mặn) hoặc hoa quả hàng ngày cho những “cô hồn” xung quanh khu vực buôn bán sẽ giúp quán không bị tâm linh quấy phá hay vận xui đeo bám nữa. Thông qua việc thắp nhanh hàng ngày, chủ quán có thể bày tỏ lòng thành và mong những “cô hồn” sẽ phù hộ cho công việc kinh doanh của nhà hàng, quán ăn được thuận lợi, tốt đẹp.
Muối là một trong những vật phẩm có tính trừ tà, giải vận xui tốt nhất trong dân gian. Các cụ xưa nay có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” bởi quan niệm cho rằng muối sẽ giúp mang lại vận may, xua đuổi vận xấu, đem đến sự bình an, đặc biệt với những người làm kinh doanh thì muối còn mang ý nghĩa giúp công việc suôn sẻ, không bị “vía ế khách” đeo bám. Thông thường, để xả xui, các chủ quán sẽ đứng trước cửa nhà và ném muối qua vai trái.
“Đốt vía”, “đốt phong long” là một trong những cách hóa giải phổ biến nhất khi cửa hàng buôn bán ế ẩm, cả ngày không có khách nào. Nhiều chủ quán cho rằng đốt vía sẽ giúp chúng ta xua đuổi đi những điều không may mắn, những “vía” không tốt đã chặn đường tài lộc của quán, sau khi đốt xong thì việc kinh doanh mới thuận lợi được.
Đốt vía thực ra rất dễ làm, tùy vào mỗi vùng lại có những “biến tấu” riêng. Về cơ bản, chủ cửa hàng sẽ đốt tờ giấy đọc kèm với lời xua đuổi ám khí rồi quăng mảnh giấy còn cháy xuống dưới đất, đợi giấy cháy hết là coi như đã đuổi được “vía” xấu ấy đi. Tuy nhiên, chủ quán cần chú ý chỉ đốt vía ở trước cửa hàng, cố gắng dập tắt cháy càng nhanh càng tốt, tránh xa những nơi dễ cháy để không gây nguy hiểm.
Trong bất kỳ một hàng quán nào cũng phải có bàn thờ Thổ Địa và Thần Tài, bởi theo quan niệm của dân gian thì hai vị thần này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc làm ăn của quán. Thần Tài là vị thần bảo trợ cho việc buôn bán, mang lại sự “buôn may bán đắt” còn Thổ Địa là người cai quản đất đai, phù hộ cho người làm ăn trên miếng đất đó được bình an thuận lợi. Tới các quán ăn, nhà hàng thì chúng ta sẽ thấy bàn thờ hai vị thần này được đặt ở những vị trí trang trọng và yên tĩnh nhất quán, thường xuyên được chủ kinh doanh thờ cúng và thắp nhang hằng ngày.
Một số lưu ý cho các quán ra khi lập bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa:
Nhiều người cho rằng việc quán ế khách là do cách sắp xếp vị trí, đồ đạc, nội thất trong quán chưa “phong thủy”, dẫn tới việc quán bị chặn “đường tài lộc”, chặn may mắn. Vì thế, nếu tình trạng ế khách của quán kéo dài thì nhiều người sẽ quyết định thay đổi không gian, thường xuyên dọn dẹp nhà hàng để “tiễn” vận xui đi và chào đón vận may tới. Các chủ quán nên nhớ rằng dù bạn có sắp xếp nội thất theo phong cách nào thì cũng nên để khu vực cửa ra vào rộng mở, thông thoáng để đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể, đồng thời mang lại sự ấm áp và thoáng đãng cho toàn bộ quán.
Nhìn từ góc độ không tâm linh mà lý giải bằng khoa học thì việc bố trí, sắp xếp lại không gian cũng như là một cách giúp cửa hàng “refresh” chính mình sau thời gian dài duy trì cách thiết kế cũ, từ đó khiến khách hàng chú ý hơn và thu hút được đông người ghé qua.
Xem thêm: Top địa chỉ bán trà sữa nướng Vân Nam “hot hit” ở Hà Nội
Trên đây là 9 cách hóa giải buôn bán ế ẩm trong kinh doanh. Hy vọng với những chia sẻ của iPOS.vn, công việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi, làm ăn phát đạt, nói không với tình trạng cuối năm kinh doanh không có khách.
Trung tâm thương mại Cái Khế từng là nơi buôn bán sầm uất nhất thành phố Cần Thơ, nhưng nay loạt tiểu thương đóng sạp hàng vì ế ẩm.
Cuối tháng 3, các sạp hàng tại khu mặt tiền hướng ra đường Trần Văn Khéo (Trung tâm thương mại Cái Khế) đóng cửa, dán thông báo "lô trống cho thuê" hoặc sang nhượng. Số sạp còn mở bán, tiểu thương phần lớn ngồi lướt điện thoại. Thi thoảng có khách, họ bật dậy mời chào xem hàng.
Khu bán vải, quần áo, giày dép rộng gần 3.000 m2 của trung tâm này cũng trong cảnh không bóng người mua hàng. Bà Nguyễn Thị Thu, chủ sạp vải cho biết, tình cảnh vắng khách tại trung tâm thương mại này diễn ra từ sau dịch Covid-19, và ngày càng ế ẩm hơn. Hơn 20 năm kinh doanh, đây là lần đầu bà Thu thấy trung tâm này rơi vào cảnh đìu hiu tới vậy. Buổi chiều là giờ cao điểm bán hàng trong ngày, nhưng chỉ lác đác vài khách tới xem, mua hàng.
"Tôi và nhiều tiểu thương ở đây có khi 2-3 ngày mới bán mở hàng. Tiền hàng mỗi ngày thu về chỉ vài trăm nghìn, giảm 5-10 lần so với trước", bà chia sẻ.
Tầng trệt khu nhà 2, Trung tâm thương mại Cái Khế thường xuyên vắng bóng khách hàng. Ảnh: An Bình
Từ sau Tết đến nay, mỗi ngày ông Lê Dũng (chủ shop bán quần áo, giày dép) bán được 200.000-300.000 đồng, có ngày chỉ 100.000 đồng. Số tiền này gồm vốn lẫn lời. "Tiền bán hàng mỗi ngày không đủ trang trải cuộc sống, chứ chưa nói tới chi phí thuê mặt bằng, thuế gần 6 triệu đồng mỗi tháng", ông Dũng nói.
Tại khu bán hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả, trường hợp tiểu thương đóng cửa, bỏ sạp ít hơn, nhưng chung cảnh kinh doanh ảm đạm, vắng khách. Họ ước tính lượng khách giảm trên 50% so với trước dịch Covid-19.
Chủ một sạp rau tại khu rau củ quả, trái cây cho biết trước đây chị thuê 5-6 nhân công phụ bán hàng, tiền công mỗi ngày 300.000 đồng một người. Nhưng giờ ế ẩm, hàng bán giảm mạnh, chị thuê hai người bán mà "nhiều lúc đứng chơi là chính".
Doanh thu sụt giảm, không ít tiểu thương nợ tiền thuê mặt bằng cả trăm triệu đồng, nhưng họ vẫn cố bám trụ để "thu hồi chút vốn nào, tốt phần đó".
Các lô mặt tiền đắt địa nhất tại khu nhà 2, Trung tâm thương mại Cái Khế đóng cửa thời gian dài. Ảnh: An Bình
Bà Dương Thị Trang Nhung, Trưởng Ban quản lý chợ quận Ninh Kiều (đơn vị quản lý, khai thác khu nhà 1 và 3), thừa nhận tình trạng vắng khách, ế ẩm tại khu trung tâm thương mại sầm uất nhất Cần Thơ.
Hai khu nhà 1 và 3 do Nhà nước quản lý, với giá thuê mặt bằng 3.000-5.000 đồng một m2 một ngày. Giá thuê thấp nên tình trạng tiểu thương bỏ lô, đóng cửa ít diễn ra, song kinh doanh ế ẩm khiến bà con gặp khó khăn.
Khu nhà 2 của Trung tâm thương mại này do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Mekong quản lý, khai thác. Ông Mai Văn Bé, Phó giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư MeKong cho biết, 60% tiểu thương tại khu nhà này đã bỏ trống lô thuê. Số còn lại bám trụ lay lắt qua ngày.
"Doanh thu không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, nên họ cũng khó gánh nổi chi phí thuê mặt bằng, thuế", ông Bé nói, thêm rằng số nợ tiền thuê mặt bằng lên tới 4 tỷ đồng.
Bên trong khu nhà 2, Trung tâm thương mại Cái Khế. Ảnh: An Bình
Lý do khiến kinh doanh tại đây ế ẩm kéo dài, theo bà Dương Thị Trang Nhung, kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và thương mại điện tử phát triển mạnh, nên mô hình truyền thống gặp khó. Trong khi đó, tên gọi là trung tâm thương mại, nhưng thực tế kinh doanh tại đây vẫn theo mô hình chợ truyền thống. Tiểu thương tại đây đa số lớn tuổi, chưa kịp thay đổi, tiếp cận phương thức buôn bán mới.
Bà Nhung cho biết, Ban quản lý vận động, khuyến khích bà con áp dụng cùng lúc bán hàng truyền thống và online, linh động các biện pháp giao hàng. Bà cũng kiến nghị chính quyền, ngành chức năng hỗ trợ tập huấn tiểu thương các hình thức kinh doanh online, giao hàng tiết kiệm.
Để tồn tại và phát triển, ông Bé cho hay, công ty vận động bà con cố gắng bám trụ, linh động buôn bán, đóng tiền thuê mặt bằng hàng tháng, còn nợ cũ được trả từ từ.
Công ty này cũng kiến nghị UBND quận Ninh Kiều và thành phố Cần Thơ có biện pháp hỗ trợ, giảm thuế để đơn vị này có nguồn lực hạ tiền mặt bằng thuê cho tiểu thương.